Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển hạ tầng kinh tế-xã

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 105 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển hạ tầng kinh tế-xã

tế- xã hội nông thôn

Đất đai là một nguồn lực rất quan trọng trong việc phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn. Thời gian qua, một điện tích đất nông nghiệp khá lớn được huy động để xây dựng và phát triển hạ tầng các ngành, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đáng chú ý là nguồn vốn từ quỹ đất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển hạ tầng KT-XH nói chung và hạ tầng KT-XH nông thôn nói riêng. Trong tương lai gần, nguồn quỹ đất vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng tạo nguồn vốn cho xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả là giải pháp hàng đầu trong phát triển KT-XH nông thôn. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cho xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn bao gồm:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với mục tiêu phát triển KT-XH, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai; giải quyết kịp thời các tranh chấp về đất đai, kiên quyết xử lý các trường hợp về vi phạm luật đất đai, vi phạm quy hoạch sử dụng đất.

- Cần nhanh chóng hoàn thiện việc phân loại đánh giá đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cho quyền sử dụng đất chuyển thành một loại hàng hóa, một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Tăng cường các biện pháp chống đầu cơ, tích trữ đất, mua bán đất không theo quy định của pháp luật.

- Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải theo đúng thẩm quyền và phải căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả. Việc thực hiện cơ chế sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cần được áp dựng trong các trường hợp thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị, các khu dân cư nông thôn (GTNT, thủy lơi, điện, trường học, bệnh viện…).

- Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất cho xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn. Để đảm bảo thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đủ diện tích, đúng tiến độ phục vụ cho xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn đòi hỏi địa phương phải có những giải pháp phù hợp trên cơ sở pháp luật của Nhà nước quy định về công tác đền bù, bồi thường, hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất. Ngoài các chính sách đền bù, hỗ trợ di chuyển theo quy định, chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người bị thu hồi đất. Thực tế cho thấy, nhiều dự án chậm tiến độ, đang thi công phải dừng lại hay tỉnh trạng khiếu kiện kéo dài… là do chưa hoàn thành tốt khâu giải phóng mặt bằng, do dân chưa thỏa đáng với chế độ chính sách của Nhà nước trong bồi thường, đền bù hay hỗ trợ nên chưa giao đất cho chủ dự án. Vì vậy, muốn xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn nói riêng hay hạ tầng KT-XH nói chung chúng ta cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về diện tích, về vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)