Tăng cường xã hội hóa trong việc quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác và

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 80 - 81)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Tăng cường xã hội hóa trong việc quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác và

và sử dụng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Cơ sở hạ tầng là các công trình công cộng, do đó việc đầu tư xây dựng

và sử dụng quản lý khai thác cơ sở hạ tầng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người. Thực tế trong quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và sử dụng hạ tầng KT-XH nông thôn, Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo thông qua các cơ chế, chính sách hướng dẫn các chủ thể khác tham gia quản lý.

Quá trình đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân... Vì vậy, muốn dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn đạt hiệu quả các chủ thể phải tăng cường quy chế dân chủ ở cơ sở. Công khai quy hoạch địa điểm, quy mô, nguồn vốn của dự án, minh bạch trong đền bù, giải phóng mặt bằng, giám sát chất lượng công trình dân chủ... Do đó, tăng cường xã hội hóa trong quản lý đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn ở Thái Nguyên là rất cần thiết.

Giải quyết vấn đề vốn để xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn phải dựa trên nhiều nguồn đa dạng và mang tính mở rộng cho nhiều thành phần kinh tế tham gia. Vốn ngân sách Nhà nước phải nắm vai trò chủ đạo trong việc tập trung đầu tư vốn vào nông thôn. Bên cạnh đó, địa phương có thể tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (nhất là vốn ODA), huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn trong dân cư là hết sức cần thiết. Có như vậy việc phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn mới đạt tốc độ nhanh, có hiệu quả và đáp ứng được các mục tiêu KT-XH.

Công tác quản lý khai thác và sử dụng hạ tầng KT-XH nông thôn cũng cần được xã hội hóa. Các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn chỉ được khai thác, vận hành tốt, tuối thọ sử dụng cao khi người sử dụng nó có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, thường xuyên duy tu bảo dưỡng. Các cư dân nông thôn là người được sử dụng trực tiếp, hưởng lợi từ thành quả của các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn trên địa bàn mang lại, do vậy việc khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng một cách có hiệu quả cẩn phải phát huy tính tích cực, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 80 - 81)