Chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên về phát

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 51 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên về phát

phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

2.1.3.1. Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), là Đại hội đã tạo bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng ta về CNXH nói chung và về nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tại Đại hội này Đảng ta đã nhận thức và điều chỉnh một bước căn bản về nội dung CNH, từ chỗ ưu tiên và coi trọng phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng đến chỗ tập trung sức để phát triển nông nghiệp. Đảng xác định: Sản xuất nông nghiệp được ưu tiên đầu tư về vốn, vật tư, lao động, kỹ thuật, các chính sách phát triển nông nghiệp ngày càng được cụ thể hóa và phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X tiếp tục làm rõ hơn, cụ thể hơn những quan điểm, chủ chương của Đảng, Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (3/2002) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 đã cụ thể hóa những chủ chương, đường lối về phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn của Đảng. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (3/2002) còn đề cập đến: tăng ngân sách cho công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt vùng sâu, vùng xa; nâng cấp, tăng cường các trang thiết bị hiện đại và các bác sỹ giỏi cho các trạm y tế cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa... Đây là lần đầu tiên Đảng ta ra Nghị quyết cụ thể về phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn.

Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Trong các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra thực hiện Nghị quyết số

26NQ/TƯ thì phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn có ý nghĩa quan trọng, đó là phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi, giao thông thông, cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn.

2.1.3.2. Chủ chương, chính sách của tỉnh Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ chương, chính sách kịp thời, đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Dựa trên quy hoạch phát triển KT-XH chung của tỉnh, công tác quy hoạch hạ tầng KT-XH nông thôn đã được xác định gắn với chính sách quy hoạch sử dụng đất đai và địa phương đã có những biện pháp tích cực huy động nguồn vốn đa dạng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời chính sách quản lí đầu tư xây dựng và quản lý ngân sách, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn ... còn gắn với việc phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng ở từng khâu của dự án trong quá trình đầu tư xây dựng và cảu từng cấp chính quyền trong phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Nhìn chung, những giải pháp, chính sách của địa phương về phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn là tương đối đồng bộ, bước đầu đáp ứng được yêu cầu và những mục tiêu đặt ra trong phát triển.

Tỉnh đã triển khai phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn trên địa bàn một cách toàn diện có trộng tâm, trọng điểm hướng ưu tiên tập trung vào phát triển mạng lưới giao thông và các đô thị nông thôn mới. Trên địa bàn, tỉnh đã triển khai xây dựng mới, cải tạo nâng cấp ưu tiên các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Với chính sách này đã tạo sự bứt phá về phân công lao động,

nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho dân cư, ổn định đới sống KT-XH nông thôn, tạo sự gắn kết và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Với chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân trong tỉnh đã nhận thức ngày càng rõ hơn về tầm quan trọng của hạ tầng KT-XH nông thôn và đã đóng góp sức người, sức của xây dựng các công trình hạ tầng KT- XH nông thôn. Dưới hình thức tự nguyên, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, nhiều tuyến kênh mương được kiên cố hóa, nhiều lớp học đã được nâng cấp, nhiều ống nước sạch đã đến từng hộ dân cư...

Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách cụ thể hỗ trợ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn như chương trình 135, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học... Từ đó đã làm cho diện mạo nông thôn của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có nhiều thay đổi rõ rệt. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, trường học, đường giao thông, trạm y tế, các thiết chế văn hóa được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 51 - 53)