Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein cho gia súc (Trang 49 - 52)

IV. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỚ

2. Các phương pháp nghiên cứu

Xác định hình dạng và kích thước của tế bào nấm men, xác định độ sạch cơ học, xác định số lượng tế bào nấm men, xác định tỷ lệ tế bào men chết, xác định glycogen, volutin trong tế bào nấm men bằng một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường áp dụng tại các phòng thí nghiệm

3.Kết quả và thảo luận

3.1 Phương pháp làm sch nm men

3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ nước rửa đến khả năng lắng kết của tế bào nấm men

- Nhiệt độ nước rửa quá cao hay quá thấp chỉ số OD800 cao, tức là khả năng kết lắng của tế bào nấm men kém.

- Nhiệt độ nước rửa nấm men thích hợp là: 40C.

3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian đến sự kết lắng của nấm men

Từ các kết quả ở bảng 2 cho thấy thời gian để nấm men kết lắng tốt và có thể chấp nhận được là 40 phút.

3.1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ nước/nấm men đến khả năng kết lắng của tế bào nấm men

Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu tỷ lệ giữa nước rửa và nấm men quá cao trên 6/1 hay nhỏ hơn 4/1 thì khả năng kết lắng của nấm men kém.

Tỷ lệ nước rửa thích hợp nhất là: 5 - 6lít nước/1lít men sệt, với tỷ lệ này chỉ số OD thấp nhất.

3.1.4 ảnh hưởng của số lần rửa đến chỉ số OD800

Từ kết quả cho thấy: sau 5-6 lần rửa sinh khối nấm men có độ sạch cao nhất, OD800 thấp nhất. Vậy số lần rửa nấm men thích hợp là 5 - 6 lần.

3.2. Nghiên cu s dng dung dch axit H2SO4 và NaCl để x lý nước ra, nâng cao cht lượng nm men cao cht lượng nm men

* Nghiên cứu sử dụng dung dịch axit H2SO4để xử lý nước rửa nấm men

Nếu dùng dung dịch axit H2SO4 1% để xử lý thì mức độ tạp nhiễm của sinh khối nấm men đã giảm từ 5% xuống 1,3%. Tỷ lệ tế bào chết so với mẫu đối chứng tăng, giá trị OD800 ở các mẫu thí nghiệm lớn hơn mẫu đối chứng. Thời gian đạt đến mức độ lên men tới hạn của mẫu đối chứng ngắn hơn các mẫu thí nghiệm. Như vậy sử dụng H2SO4 1% để xử lý có tác dụng giảm mức độ tạp nhiễm và làm tăng tỷ lệ tế bào sống.

* Nghiên cứu sử dụng dung dịch NaCl để xử lý nước rửa nấm men

Thí nghiệm được tiến hành với các nồng độ NaCl thay đổi từ: 0,2; 0,25; 0,3; 0,35; 0,4; 0,45; 0,5; 0,55 %; kết quả được trình bày ở bảng 6

Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy các mẫu có sử dụng NaCl trong xử lý sinh khối nấm men so với mẫu đối chứng có tỷ lệ tế bào sống tăng lên rõ rệt và chỉ số OD800 thấp. Nồng độ muối NaCl quá thấp 0,2 - 0,25%, hay quá cao 0,5% tỷ lệ tế bào sống tăng không cao. Nồng độ muối NaCl thích hợp nhất để xử lý tế bào nấm men là: 0,40%.

Bảo quản nấm men

Trong quá trình bảo quản có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh khối nấm men. Trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là: nhiệt độ và thời gian bảo quản.

Nhiệt độ bảo quản thích hợp: là 2 - 40C và thời gian bảo quản không quá 6 ngày. Với nhiệt độ và thời gian này tỷ lệ tế bào nấm men chết ít nhất, chỉ số AP thay đổi không đáng kể.

Từ các kết quả trên cho thấy số lượng tế bào nấm men chết giảm mạnh sau khi rửa từ 8% xuống 3%, và tăng lên 15% sau 5 ngày bảo quản. Hàm lượng glycogen, volutin giảm hẳn sau khi rửa, và tiêu hao gần hết sau 5 ngày bảo quản. Độ tạp nhiễm sinh học giảm mạnh sau khi rửa và có chiều hướng tăng lên trong quá trình bảo quản.

Kết luận

Từ các kết quả thí nghiệm người ta rút ra một số kết luận sau:

- Xác định được phương pháp làm sạch sinh khối nấm men với nhiệt độ nước rửa : 2 - 40C, thời gian kết lắng: 40', tỷ lệ nước rửa và sinh khối nấm men: 5nước/ 1nấm men, số lần rửa: 5 - 6 .

- Để nâng cao chất lượng sinh khối nấm men trong quá trình rửa có thể sử dụng dung dịch H2SO4 1% và dung dịch NaCl 0,4%

- Để bảo quản sinh khối nấm men: nhiệt độ bảo quản thích hợp 2 - 40C, thời gian bảo quản không quá 6 ngày.

Một phần của tài liệu sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein cho gia súc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)