Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu các chủng nấm men có khả năng phân giải cellulose nhằm ứng dụng trong xử lý bã thải hoa quả làm thức ăn chăn nuô

Một phần của tài liệu sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein cho gia súc (Trang 45 - 46)

IV. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỚ

7. Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu các chủng nấm men có khả năng phân giải cellulose nhằm ứng dụng trong xử lý bã thải hoa quả làm thức ăn chăn nuô

cellulose nhằm ứng dụng trong xử lý bã thải hoa quả làm thức ăn chăn nuôi

7.1Mở đầu

Hàng năm công nghiệp chế biến hoa quả nước ta thải ra hàng trăm ngàn tấn bã thải. Lượng bã thải này hiện nay vẫn chưa được xử lý riêng rẽ mà vẫn được đổ chung với nguồn rác thải thành phố vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Nếu lượng bã thải này được xử lý làm thức ăn gia súc hoặc phân bón thì sẽ là một nguồn lợi lớn.

Một khó khăn của việc xử lý bã thải hoa quả đó là pH của chúng rất thấp (3-5). Lấy ví dụ bã thải dứa trong công nghiệp sản xuất rượu vang, đồ hộp, bã thải này vừa có pH thấp vừa chứa một lượng lớn cellulose. Ở pH này thông thường nhóm vi khuẩn và xạ khuẩn không hoặc kém sinh trưởng và phát triển nhưng nhóm nấm men lại hoàn toàn có thể.

Đã có một số nghiên cứu sử dụng nấm sợi trong xử lý bã thải hoa quả làm thức ăn gia súc với mục đích bổ sung protein đơn bào. Nhóm nấm sợi cũng có khả năng chịu pH nhưng với đặc tính dễ tạo thành bào tử nếu chúng được dùng trong chế biến thức ăn gia súc có thể sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Nấm men phân giải cellulose khi phát triển trên nguồn cơ chất bã thải dứa có pH thấp và giàu cellulose sẽ chuyển hoá cellulose thành nguồn protein đơn bào, nếu

được dùng làm thức ăn gia súc sẽ rất tốt. Tuy nhiên trong thực tế, số lượng các loài nấm men phân giải cellulose lại ít hơn nhiều so với nấm sợi, vi khuẩn, xạ khuẩn có cùng chức năng.

Nghiên cứu này tập trung vào phân lập, tuyển chọn các chủng nấm men có khả năng phân giải cellulose với hy vọng các chủng được lựa chọn sẽ có triển vọng ứng dụng trong việc xử lý bã thải hoa quả làm thức ăn gia súc.

7.2 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Vi sinh vật : 343 chủng nấm men bao gồm các chủng phân lập được từ các mẫu bún,

gỗ đang phân huỷ, từ bánh men rượu ở xung quanh Hà nội và bộ nấm men phân lập từ trước thuộc Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật.

Các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp xác định khả năng phân giải một số nguồn cacbon bằng phương pháp khuếch tán trên thạch

- Các phương pháp xác định đặc tính nuôi cấy của các chủng nấm men

- Phương pháp lên men xốp xác định hoạt tính phân giải cellulose của các chủng nấm men

7.3 Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein cho gia súc (Trang 45 - 46)