Phương pháp nuôi cấy.

Một phần của tài liệu sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein cho gia súc (Trang 42 - 43)

I. SẢN XUẤT PROTEIN VI SINH VẬT TỪ DẦU MỎ VÀ KHÍ ĐỐT

3. Phương pháp nuôi cấy.

Trong việc phát triển nuôi tảo thì các tảo lục đơn bào hoặc tảo có một số tế bào, như Chlorella, Scendesmus và được chú ý hơn cả là Spirulina. Sản lượng protein tảo trên một hecta có thể đạt được 10-15 tấn năm, cao hơn nhiều lần so với cây nông nghiệp.

Muốn đạt được sản lượng này cần có nhiều điều kiện thuận lợi, trước hết là một thời kì có ánh sáng mặt trời mạnh và kéo dài để có đủ năng lượng ánh sáng. Ngoài ra việc nuôi tảo đòi hỏi những thiết bị nuôi đặc biệt. Thông thường người ta dùng những bể phẳng (bể tròn) hoặc những máng phẳng uốn khúc. Những thiết bị này có các hệ thống lật đảo nhằm hạn chế sự lắng của tế bào và đưa tế bào luôn luôn trở lại bề mặt được chiếu sáng. Để đạt được nồng độ CO2 tối ưu khoảng 4-5% thì việc cung cấp CO2 là cần thiết. Nhằm mục đích này có thể sử dụng các khí thải công nghiệp. Để làm giảm sự tiêu hao năng lượng cần cho việc ly tâm tế bào từ những dịch huyền phù không đậm đặc lắm (5-10 mg/l) người ta đang nghiên cứu tách tế bào bằng phương pháp tuyển nổi và phương pháp kết bông tế bào.

Vì có nhu cầu cao về ánh sáng nên việc nuôi tảo hiện nay chỉ có thể được thực hiện với hiệu quả kinh tế ở những nơi có nguồn ánh sáng mặt trời mạnh và kéo dài. Việc nuôi bằng nồi lên men được chiếu sáng nhân tạo là quá đắt và quá phiền phức về mặt kỹ thuật. Việc nuôi dị dưỡng hay tạp dưỡng trong nồi lên men (dưới ánh sáng yếu) với axetat hay glucoza làm nguồn C được tiến hành ở quy mô công nghiệp, tuy nhiên chỉ có hiệu quả kinh tế đối với phạm vi sử dụng đặc biệt trong công nghiệp dược.

Trên thế giới tuỳ hoàn cảnh của từng nước người ta tổ chức sản xuất tảo theo nhiều phương thức khác nhau. Có thể sản xuất thủ công ở các ao hồ tự nhiên. Cách nuôi thủ công đơn giản ở Nhật Bản như sau: trộn phân, nước tiểu súc vật với bã cá, thêm photphat, canxi, đất, rồi đậy thật kín, ủ từ 10-20 ngày. Sau đó gạn lấy nước trong, pha thêm 20-30 lần nước cho loãng để làm môi trường nuôi cấy, có khi thêm ít sắt, lưu huỳnh.

Nuôi Chlorella công nghiệp được thực hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ. Tại đây người ta nuôi tảo trong các ống trong suốt bằng chất dẻo hình chữ U dài 21m, đường kính 1,2m với độ cao tối đa của môi trường trong ống là 6,25cm. Khí CO2 được bơm vào môi trường. Khối môi trường luôn luôn được tuần hoàn nhờ một bơm khác. Năng lượng mặt trời được biến thành nhiệt năng ở trong ống để duy trì nhiệt độ 26oC. Phương pháp này, lúc thời tiết tốt có thể đạt năng suất 11g/m /ngày.

Ở CHLB Đức, tảo Scenedesmus được nuôi trong những bể tròn ngoài trời khuấy trộn môi trường bằng cơ khí. CH Sec cũng nuôi loài tảo Scenedesmus ở vùng Trabon trên diện tích 900 m2. Năng suất đạt 15 g/ m2/ ngày.

Năm 1967, Viện dầu mỏ Pháp kết hợp với Viện dầu mỏ Angieri cũng bắt đầu xây dựng những cơ sở sản xuất tảo Spirulina khá lớn (diện tích 5000 m2) theo kiểu ở Sosa Texcoco.

Một phần của tài liệu sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein cho gia súc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)