2. Mục tiêu của đề tài
3.1.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất cỏ B.brizantha
* Năng suất cỏ ở các lứa cắt năm thứ nhất
Năng suất của cỏ B. brizantha ở các KCC khác nhau được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Năng suất cỏ B.brizantha ở các KCC khác nhau ở năm 1 (tạ/ha/lứa)
Lứa cắt Khoảng cách cắt và năng suất cỏ
30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày
1 97,78 175,00 22722 263,89 2 106,67 187,22 240,00 267,78 3 102,22 163,89 197,78 216,7 4 103,89 101,7 97,78 5 90,56 78,89 6 58,89 7 30,00 8 18,32 NS TB (1) 76,04a 141,22b 190,69c 249,26d SL (2) 60,833a 70,67b 76,278c 74,778c
(Cùng hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê) (1) NSTB: Năng suất trung bình; (2) SL: Sản lượng cỏ. Sản lượng được tính bằng cách cộng năng suất các lứa cắt trong năm và quy ra tấn/ha/năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong năm thứ nhất, năng suất cỏ thay đổi ở các lứa cắt trước cao hơn ở các lứa cắt sau. Cụ thể là: Ở khoảng cách cắt 30 ngày, năng suất của 4 lứa cắt đầu dao động từ 97,78 tạ trở lên, còn 4 lứa cắt sau thì từ 90,56 tạ trở xuống. Cũng tương tự, ở KCC 45 ngày, năng suất của 3 lứa đầu đều dao động từ 103,89 tạ trở lên, còn năng suất của 2 lứa sau thì từ 101,7 tạ trở xuống. Điều này được giải thích như sau: Các lứa trước nằm trong mùa mưa, khí hậu và lượng mưa phù hợp với sự sinh trưởng của cỏ; mặt khác cỏ còn được cung cấp dinh dưỡng từ phân chuồng bón lót với lượng khá lớn. Các lứa cắt nằm trong mùa khô, lượng mứa thấp, khí hậu không phù hợp và các chất dinh dưỡng từ phân chuồng bón lót cũng đã cạn kiệt dần.
Ở khoảng cách cắt 30 ngày, năng suất đạt đỉnh cao ở lứa thứ 2, ở KCC 45, 60 và 75 ngày thì đạt đỉnh cao ở lứa thứ hai. Sở dĩ như vậy, vì ở KCC ngắn, chỉ 30 ngày, trong hai lứa đầu, cỏ chưa đủ thời gian phát triển đầy đủ số nhánh/khóm, đồng thời lúc này thời tiết cũng không hoàn toàn thuận lợi nên cỏ có biến động về năng suất ở lúa 2, 3 và 4. Còn ở KCC 45, 60 và 75 ngày thì ngay ở lứa thứ hai, cỏ đã phát triển đầy đủ nhánh và thời tiết cũng đã thuận lợi hơn.
Năng suất trung bình của các lứa cắt trong năm ở KCC khác nhau có sự chênh lệch khá lớn, năng suất ở các KCC 30; 45; 60; 75 ngày tương ứng là 70,04; 141,22; 89,69; 249,26 tạ/ha/lứa cắt. Chúng sai khác nhau rõ rệt với P<0,05 đến P<0,001. Khoảng cách cắt ngắn thì số lứa cắt được nhiều và ngược lại. Số lứa cắt tương ứng với 4 khoảng cách cắt nói trên là 8; 5; 4; và 3. Mặc dù, khoảng cách cắt ngắn thì cắt được nhiều lứa, nhưng do năng suất của một lứa thấp nên vẫn có sự chênh lệch về sản lượng giữa các KCC với nhau. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC 30; 45; 60 và 75 ngày tương ứng là 60,833; 70,67; 76,278 và 74,778 tấn/ha/năm. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P< 0,05 đến P< 0,001, trừ sản lượng của 2 KCC 60 và 75 ngày là không có sự sai khác nhau rõ rệt. Các tác giải N.de L.Costa và cộng sự, (2008) [187]; Pumphrey J. A. (1978) [87]; M.D.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hare và cộng sự (2001) [61]; Quinquim Magiero J. và cộng sự (2008) [89]. Khi nghiên cứu về KCC của một số cỏ khác cũng có kết quả về biến động sản lượng cỏ tương tự của chúng tôi.
Khoảng cách cắt ngắn (30 ngày) có năng suất và sản lượng thấp là do cỏ chưa sinh trưởng tối đa đã bị thu cắt và cỏ cũng không đủ thời gian cho việc tổng hợp các chất dinh dưỡng dư thừa ở bộ phận trên mặt đất (thân, lá) để vận chuyển ngược xuống phần gốc, rễ dùng cho việc tái sinh tiếp theo. Chính vì vậy, nếu liên tục cắt cỏ với KCC ngắn, cỏ sẽ bị suy kiệt và tàn lụi.
Khoảng cách dài (75 ngày) sản lượng cỏ giảm đi so với khoảng cách cắt 60 ngày là do cỏ đã hết giai đoạn sinh trưởng, lá ở phần gốc bắt đầu vàng úa và khô đi, tỷ lệ nước ở trong lá và thân giảm. Khoảng cách cắt quá dài không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cỏ ở kỳ tiếp theo. Nếu chỉ căn cứ vào sản lượng cỏ tươi thì cỏ B. brizantha ở năm thứ nhất cắt với KCC 60 ngày là tốt nhất.
* Năng suất cỏ ở các lứa cắt năm thứ hai
Năng suất và sản lượng cỏ B.brizantha ở các lứa cắt năm thứ 2 được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Năng suất cỏ B. brizantha ở các KCC khác nhau ở năm 2 (tạ/ha/lứa) Lứa cắt Khoảng cách cắt và năng suất cỏ
30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày
1 16,7 26,10 38,89 56,7 2 22,22 37,78 152,22 89,00 3 46,7 142,22 243,89 271,7 4 65,00 175,00 246,7 268,89 5 96,12 177,78 195,00 140,56 6 105,00 162,78 82,22 7 107,22 95,00 8 107,78 67,78 9 82,22 10 53,89 7 27,78 12 17,78 NSTB(1) 62,22a 110,55b 159,72c 185,33d
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
SL (2) 74,667a 88,444b 95,833c 92,667d
(Cùng hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê). (1) NSTB: Năng suất trung bình; (2) SL: Sản lượng cỏ. Sản lượng được tính bằng cách cộng năng suất các lứa cắt trong năm và quy ra tấn/ha/năm
Trong năm thứ 2, ở cả 4 KCC, năng suất ở các lứa đầu năm thấp, sau đó năng suất ở các lứa giữa năm cao hơn và năng suất ở các lứa cuối năm lại thấp dần. Ví dụ: Ở KCC 30 ngày, năng suất 4 lứa đầu từ 65 tạ/lứa trở xuống, ở 4 lứa giữa năm từ 96 tạ/lứa cắt trở lên, còn 4 lứa cuối năm từ 82,2 tạ/lứa cắt trở xuống. Sở dĩ như vậy, vì các lứa đầu năm và cuối năm nằm trong mùa khô, còn các lứa giữa năm nằm trong mùa mưa. Điều này cho thấy khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cỏ. Các lứa cuối năm, ngoài ảnh hưởng của thời tiết, nguồn dinh dưỡng trong phân chuồng bón vào đầu năm, cũng bị cạn kiệt dần sau nhiều chu kỳ cắt cỏ.
Năng suất trung bình của các KCC khác nhau trong năm thứ hai cũng vẫn có sự chênh lệch lớn như ở năm thứ nhất. Năng suất cỏ trung bình ở các KCC 30; 45; 60 và 75 ngày tương ứng là 62,22; 70,55; 70,72 và 185,33 tạ/ha/lứa cắt. Năng suất trung bình/lứa cắt của các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001.
Năm thứ hai có số lứa cắt nhiều hơn năm thứ nhất, số lần cắt là 12; 8; 6 và 5 lần, tương ứng với KCC 30, 45, 60 và 75 ngày. Do đó sản lượng cỏ của 1 ha trong năm thứ hai cũng lớn hơn năm thứ nhất. Sản lượng cỏ tương ứng với 4 KCC 30; 45; 60 và 75 ngày là 74,667; 88,444; 95,833 và 92,667 tấn/ha/năm. Cũng như năm thứ nhất, sản lượng cỏ ở KCC 75 ngày thấp hơn so với KCC 60 ngày. Sản lượng cỏ ở các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P< 0,05 đến P< 0,001, trừ sản lượng cỏ của KCC 60 và 75 ngày không có sự sai khác nhau rõ rệt.
Như vậy, ở cả năm thứ nhất và thứ hai đều có cùng kết quả giống nhau là sản lượng cỏ tươi/ha/năm cao nhất ở KCC 60 ngày.