Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria brizantha đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 56 - 64)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Theo dõi năng suất và sản lượng cỏ - Khái niệm năng suất về cỏ

Năng suất chất xanh (cỏ tươi) là khối lượng cỏ tươi thu được của mỗi lứa cắt tính bằng kg/m2

hoặc tính bằng tạ/ha/lứa cắt.

Năng suất vật chất khô của cỏ được tính bằng năng suất chất xanh nhân với tỷ lệ vật chất khô của cỏ trong cỏ tươi. Đơn vị tính kg/m2

hoặc ta/ha/lứa cắt.

- Khái niệm sản lượng cỏ

Sản lượng cỏ tươi là tổng năng suất cỏ tươi của các lứa cắt trên 1 ha trong 1 năm. Đơn vị tính là tấn/ha/năm.

Sản lượng vật chất khô là tổng năng suất vật chất khô của tất cả các lứa cắt trên 1 ha trong 1 năm hay bằng sản lượng cỏ tươi/ha/năm nhân với tỷ lệ vật chất khô của cỏ. Đơn vị tính tấn/ha/năm.

- Theo dõi năng suất/ lứa cắt của các giống cỏ hòa thảo bằng cách cắt toàn bộ cỏ trong 1 ô, chia khối lượng cỏ thu được cho diện tích (S) của ô để tính năng suất chất xanh của ô đó, đơn vị là kg/m2

. - Cách tính năng suất chất xanh của 1 lứa cắt

NSCX của 1 lứa cắt (kg/m2

) = NS của ô 1 + NS của ô 2 + NS của ô 3

3 Từ đơn vị là kg/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cách tính chất xanh trung bình của một lứa cắt trong năm

NSCX TB/lứa cắt (tạ/ha/lứa) = NSCX lứa 1 + NSCX lứa 2+... +NSCX lứa n

n

Ghi chú : SL cỏ tươi (tấn/ha/năm); NSCX (tạ/ha) - Cách tính sản lượng vật chất khô

SL VCK (tấn/ha/năm) = [SL cỏ tươi (tấn/ha/năm) x Tỷ lệ VCK ở cỏ tươi (%)]

10 * Xác định thời điểm thu cắt đến chất lượng cỏ khô

Nghiên cứu các khoảng cách khác nhau là 30, 45, 60, 75 ngày đối với giống cỏ B.brizatha. Từ năng suất và chất lượng cỏ ở các khoảng cách cắt, xác định khoảng cách cắt thích hợp của giống cỏ.

Thí nghiệm với 4 khoảng cách cắt là: 30, 45, 60 và 75 ngày. Mỗi khoảng cách cắt (KCC) được bố trí thí nghiệm trên diện tích 10 m2

và nhắc lại 3 lần (3 x 10 = 30 m2), các ô thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

* Lấy mẫu và phân tích thức ăn

- Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu tại các ô mẫu, sau khi phơi khô, mỗi mẫu lấy khoảng 300 - 500g. Mẫu được ghi chép đầy đủ các thông tin như: Họ tên người cung cấp, tên mẫu, ngày lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu.

- Xử lý mẫu: Toàn bộ mẫu phân tích đều được sấy khô ở 600C trong tủ

sấy có quạt thông gió. Thời gian sấy khác nhau tùy từng loại nguyên liệu nhưng không kéo dài quá 5 giờ. Nguyên liệu đã sấy khô, và được nghiền nhỏ rây qua rây có kích thước lỗ 0,25mm. Trộn đều, đựng trong lọ thủy tinh có nút mài, có nhãn ghi ký hiệu mẫu và các thông tin cần thiết.

- Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn: Mỗi mẫu đều được phân tích 2 lần, tính số trung bình giữa 2 lần phân tích.

- Phương pháp tính toán năng lượng thô của mẫu phân tích:Năng lượng thô của thức ăn được tính theo công thức củ EWAN (1989) như sau:

NL thô (Kcal/kg TA) = 3143 + (56 x % lipit) + (15 x % Protein thô) - (44 x % khoáng tổng số)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp xác định vật chất khô:

Việc xác định độ ẩm của thức ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4326 - 86

Nguyên lý: Sấy mẫu khô tuyệt đối ở nhiệt độ 1050C cho tới khi có khối lượng không đổi và xác định sự thay đổi trong quá trình sấy.

Thiết bị: Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam. Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 10+

C. Hộp nhôm + nắp có đường kính 65 mm, cao 30 mm. Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm

Các bước tiến hành: Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050

C trong vòng 30 phút sau đó để nguôi trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0,0001g. Cân vào hộp nhôm 5 gam mẫu ở trạng thái kho không khí với độ chính xác 0,0001 g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050

C (± 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 1050C (chú ý thời gian để đạt nhiệt độ 1050C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không được vượt quá 30 phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Chờ mẫu nguội, đem cân. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được coi là lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô.

Tính toán kết quả: Lượng vật chất khô trong mẫu phân tích (S) được tính

bằng công thức (%): S =

m m1

x 100 Trong đó S: Lượng vật chất khô trong mẫu (%)

m1 = khối lượng mẫu sau khi sấy ở 1050C

m = khối lượng mẫu trước khi sấy ở 1050

C

Phương pháp xác định hàm lượng protein thô

Hàm lượng protein trong thức ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam 4328 - 86 theo phương pháp Kjeldahl.

Nguyên lý:bTrong phương pháp Kjeldahl người ta vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 98%, kết hợp với chất xúc tác để chuyển nitơ hữu cơ ra dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(NH4)2SO4, rồi dùng NaOH đẩy NH3 ra khỏi muối Amoni, NH3 sau khi được giải phóng ra sẽ được cuốn bằng dòng hơi nước nóng. Sau khi được làm

nguội sẽ được hấp thụ vào dung dịch H3BO3 ở trong bình hứng tạo ra muối

borat amon có màu xanh trong.

R- CH – COOH + H2SO4 = (NH4)2 + CO2 + SO2 + H2O. NH2

(NH4)2SO4 + 2 NaOH = NH3 + Na2SO4 +H2O NH3 + H3BO3 = (NH4)3BO3

Để xác định lượng amoniac giải phòng ra trong quá trình chưng cất

đem đi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,1N đến khi nào dung dịch chuyển

sang màu tính nhạt là được.

(NH4)3BO3 + H2SO4 = (NH4)2SO4 + H3BO3

Từ lượng axit H2SO4 0,1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ chúng ta tính được lượng đạm có trong mẫu.

Thiết bị: Máy phân tích Gerhardt, ống công phá mẫu, bình tam giác.

Hóa chất: H2SO4 đậm đặc 98% viên xúc tác hỗn hợp Cu và Se, NaOH

33%, H3BO3 4% cùng chất chỉ thị màu Tashiro, H2SO4 0,1N, nước cất.

Các bước tiến hành: Cân mẫu: Từ 0,3 đến 1 gam. Khối lượng mẫu tùy thuộc lượng thức ăn và lượng protein có trong mẫu. Mẫu sau khi cân xong cho vào ống đốt Kjeldahl đã có sẵn chất xúc tác, sau đó cho vào 10 ml H2SO4 đậm đặc, bịt chặt ống đốt mẫu bằng giấy thiếc và ngâm qua đêm.

Công phá và chưng cất mẫu: Mẫu sau khi được ngâm qua đêm ta tiến

hành công phá ở nhiệt độ 3800

C trong vòng 40 phút, khi thấy dung dịch mẫu chuyển sang mầu trong xanh là được. Khi kết thúc quá trình công phá để nhiệt độ của ống Kjeldahl hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường, đưa vào chưng cất bằng máy chưng cất đạm tự động.

Cách tính hàm lượng protein

(V-V1) x f x 0,0014 x 6,25 x 10 X =

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó:

X: Là lượng protein có trong mẫu (%)

V: Là lượng H2SO4 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ cho mẫu phân tích (ml) V1:Là lượng H2SO4 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ cho mẫu phân giả (ml) f: Là hệ số chuẩn độ axit (hệ số sử dụng dung dịch)

0,0014: Là lượng nitơ tương ứng với 1 ml dung dịch axit sulphuric 0,1N (g) m: Là khối lượng mẫu (g)

Hệ số 6,25 là hệ số đạm trong thức ăn.

Phương pháp xác định lipit

Hàm lượng lipit trong thức ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4331- 86) trên hệ thống phân chiết bán tự động Shoxhlet. Nguyên lý: Dùng dung môi hữu cơ (Ether petrolic) chiết chất béo trong thức ăn gia súc. Sau đó tách chất béo ra khỏi ete và xác định khối lượng chất béo thu được.

Thiết bị: Máy Soxhlet; bình cầu dung tích 100 - 300ml, trụ chiết và ống làm lạnh (sinh hàn), tất cả đều được lắp với nhau nhờ có cổ nhám, tủ sấy, túi giấy lọc.

Hóa chất: Ether petrolic

Cách tiến hành: Chuẩn bị túi lọc sau đó cho vào tủ sấy ở nhiệt độ

1050C cho đến khối lượng không đổi và được cân trên cân phân tích có độ

chính xác 0,0001g và ghi lại khối lượng của túi. Cân khoảng 1g mẫu đã được nghiền nhỏ cho vào túi, gấp kín mép túi sao cho mỗi không bị rơi vãi, sấy lại bao mẫu ở nhiệt độ 1050C trong vòng 5 giờ. Sau đó lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân lại bao chứa mẫu và ghi lại kết quả. Sau đó cho ete vào 1/2 bình, lắp trụ chiết có túi mẫu vào bình cầu và chọn dung môi vào bình đến ngập túi và ngâm qua đêm. Thời gian chiết suất lipit kéo dài khoảng 6 - 8 giờ đến khi hết lipit trong mẫu (thử bằng cách lấy vài giọt ete từ đầu cuối trụ chiết nhỏ lên mặt kính đồng hồ sạch, cho bay hết ete, nếu không có vết lipit

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên mặt kính thì lipit đã được chiết hoàn toàn). Sau khi chiết xong lấy túi giấy lọc đựng mẫu cho vào sấy, đến khối lượng không đổi và ghi kết quả.

Tính toán kết quả (a - b) x 100 X =

c

Trong đó:X: Là hàm lượng lipit được tính theo %

a: Khối lượng túi + mẫu nguyên liệu trước khi chiết (g) b: Khối lượng túi + mẫu nguyên liệu trước khi chiết (g) c: Khối lượng mẫu

Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số

Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4327- 86)

Nguyên lý: Đốt cháy mẫu ở nhiệt độ 550 – 6000C. Khi mẫu chảy hoàn

toàn chất hữu cơ chỉ còn lại phần tro mầu xám có khối lượng không đổi, đem cân và phân tích ra phần trăm lượng tro có trong mẫu.

Thiết bị: Chén nung bằng sứ hoặc bằng bạch kim, dung tích từ 30 -35 ml. Đèn cồn hay bếp điện; bình hút ẩm, phía dưới có để chất hút ẩm. Lũ nung điều chỉnh được nhiệt độ (550 - 6000

C). Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0001g. Hóa chất: Axit nitric đậm đặc HNO3, H2O2

Cách tiến hành: Chuẩn bị chén sứ chịu nhiệt: Cho chén sứ đã được rửa

sạch vào lò nung trong 1 giờ ở nhiệt độ 550 - 6000C. Dùng cặp sắt lấy chén

ra, để nguội trong bình hút ẩm và đem cân để xác định khối lượng chính xác 0,0001g. Lặp lại quá trình trên cho đến khi có khối lượng không đổi (với chén sứ sử dụng lần đầu). Cân mẫu 1 - 1,5g mẫu, đưa chén vào nung ở nhiệt độ 550 - 6000C, thời gian nung khoảng 4 - 6 giờ, nung cho đén khi tro có màu sáng tơi xốp. Sau khi nung xong cho vào bình hút ẩm để nguội và cân

khối lượng. Trường hợp còn tro đen, lấy ra để nguội cho thêm vài giọt H2O2

hoặc HNO3 đậm đặc và nung lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a - b x 100 X =

n Trong đó:

X: Là hàm lượng tro thô trong mẫu phân tích (%) a: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi nung (g) b: Khối lượng chén sứ (g)

n: Khối lượng mẫu phân tích tính bằng (g)

Phương pháp xác định hàm lượng xơ tổng số

Hàm lượng xơ tổng số được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4329 - 86)

Nguyên lý: Dùng dung dịch axit sulfuric H2SO4 4% để thủy phân các

chât hòa tan trong axit, sau đó dùng dung dịch kiềm (NaOH 30%) để thủy phân các chất hòa tan trong bazơ, cuối cùng dùng hỗn hợp ete - cồn để hòa tan với các chất hữu cơ trong dung môi hữu cơ và xác định phần còn lại.

Thiết bị: Máy phân tích ANKOM 200/220. Túi lọc ANKOM F57 hoặc F58. Dụng cụ hàn miệng túi, cân phân tích. Bình hút ẩm, phía dưới có đặt chất hút ẩm. Chén nung bằng sứ hoặc bằng bạch kim, dung tích từ 30 - 35ml. Lò nung điều chỉnh được nhiệt độ (550 - 6000C)

Hóa chất: Dung dịch axit sulphuric 0,255 ± 0,05 N. Dung dịch natrihydroxit 0,313 ± 0,005 N. Nước cất, aceton, ether petrolic

Cách tiến hành: Đánh dấu túi lọc bằng bút không xóa, cân túi lọc (ghi W1.1). Sau đó cân 1g mẫu cho vào túi (ghi W2), cân một túi không để làm túi đối chứng (ghi W1.2). Sau đó dùng dụng cụ để hàn miệng túi lại, mép hàn cách miệng túi khoảng 4 mm. Mẫu trong túi được dàn đều. Chiết tách chất béo từ mẫu bằng cách đặt tất cả túi vào dụng cụ có chứa etepetroleum ngập túi và ngâm trong 10 phút. Đổ hết ete đặt mẫu lên khay để làm khô mẫu bằng không khí. Đặt túi vào khay và xếp khay vào trục đứng mỗi túi lệch nhau 1200. Nếu phân tích 24 túi lọc, đổ 1900 – 2000 ml dung dịch axit sulfuric có nhiệt độ ổn định cho ngập mẫu. Nếu phân tích ít hơn 20 túi cho theo tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100ml axit/1 túi (tối thiểu có 1500ml). Chỉnh núm Agitate và Heat On, đậy nắp chặt và chạy trong 40 phút. Sau đó xả hết axit trong máy, đổ 2000 ml nước cất (có nhiệt độ 50 – 800C) và chạy trong 5 phút, làm lại lần hai như trên. Đổ thêm 1900 - 2000 ml dung dịch NaOH 0,1N và chạy trong 40 phút. Sau đó xả hết axit trong máy, đổ 2000 ml nước cất vào và chạy như trên. Mẫu sau khi chạy xong, bóp nhẹ túi cho bớt nước thừa sau đó cho túi vào cốc: Có V = 250ml đổ aceton ngập túi và ngâm trong 3 - 5 phút. Sau đó vớt túi ra để khô trong không khí rồi đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050

C trong 2 - 4

giờ. Mẫu sau khi sấy xong đưa vào bình hút ẩm, cân túi mẫu (ghi W3)

Tính toán lượng xơ và khoáng của mẫu bằng công thức W4

W4 = W3 - W1.1

Đưa cả túi đối chứng và túi chứa mẫu vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ 5500C trong vòng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm và cân (ghi W5.1 là khối lượng chén + khoáng của mẫu)

W5.2: Khối lượng chén + bao đối chứng

Tính toán khoáng thực sự của mẫu: W5 = (W5.1 -Wc.m) - (W5.2 - Wc.Đ.c)

Trong đó: Wc.m: Là khối lượng chén dùng đốt mẫu

Wc.Đ.c: Là khối lượng chén dùng đốt bao đối chứng Tính toán kết quả:

(W4 - W5)

% xơ tổng số = x 100 W2

Trong đó: W2: Khối lượng mẫu (g)

W4: Khối lượng chất xơ + khoáng sau khi lọc ete, axit, bazơ và aceton Sau khi lọc khô

W1.1: Khối lượng túi không chứa mẫu đem lọc (g)

W5: Lượng khoáng của mẫu.

Phương pháp xác định hàm lượng nitơ protit (phương pháp Baristein)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nitơ phi protit hòa tan và bị loại đi. Phần protit đông vón sẽ được công phá và xác định theo phương pháp Kjeldahl

Hóa chất: Dung dịch CuSO4 6% ; NaOH 1,25% ; BaCl2 5%

Phương pháp tiến hành: Cân 1 -2 ± 0,0002 g mẫu đã nghiền nhỏ (0, 5 mm) cho vào cốc dung tích 100 - 150 ml, cho tiếp vào cốc 50 ml nước cất nóng và đun sôi. Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột cần để 10 phút trong nồi cách thủy ở nhiệt độ 40 - 500C. Sau đó cho vào cốc 25 ml dung dịch

(CuSO4.5H2O) 6% khuấy đều cho thêm 25 ml NaOH 1,25% để lắng 30 -60

phút, hoặc qua đêm. Phần trong ở trên đổ bỏ qua giấy lọc, phần cặn rửa lại

10-20 lần mỗi lần rửa đều bỏ qua giấy lọc bằng BaCl2 (cho 5-10 giọt BaCl2

5% vào nước lọc nếu không thấy đục lên là được). Phần cặn đã sạch chuyển hết sang giấy lọc đem sấy khô trong tủ sấy và chuyển sang bình Kjeldahl để công phá. Các bước tiếp theo tiến hành theo phương pháp Kjeldahl. Phần

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria brizantha đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)