Tác động tương hỗ của VSV trong dạ cỏ

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria brizantha đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 32 - 35)

2. Mục tiêu của đề tài

1.4.2. Tác động tương hỗ của VSV trong dạ cỏ

VSV dạ cỏ kết hợp với nhau trong quá trình tiêu hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia. Sự phối hợp này có tác dụng giải phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của một loài nào đó, đồng thời tái sử dụng những yếu tố cần thiết cho loài sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh điều kiện sinh tồn của nhau. Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải cellulose sẽ giảm và do đó tỷ lệ tiêu hoá cellulose thấp. Vì sự có mặt của một lượng đáng kể tinh bột trong khẩu phần kích thích vi khuẩn phân giải tinh bột đường phát triển nhanh nên sử dụng cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng (như các loại khoáng, amoniac, axit amin, izoaxit) là những yếu tố cũng cần thiết cho vi khuẩn phân giải xơ nhưng chúng thường phát triển chậm hơn loại VSV khác.

Mặt khác, tương tác tiêu cực giữa vi khuẩn phân giải bột đường và vi khuẩn phân giải xơ liên quan đến pH dạ cỏ. Theo Chenost và Kayouli (1997) [51] quá trình phân giải xơ của khẩu phần diễn ra trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH dịch dạ cỏ > 6,2, ngược lại quá trình phân giải tinh bột trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH< 6,0. Tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho ABBH sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do đó ức chế hoạt động của vi khuẩn phẩn giải xơ. Theo Preston (1978) [84], Xande (1978) [101] thì bổ sung thức ăn tinh với một lượng vừa phải sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá xơ, đồng thời tăng khả năng ăn vào; khi bổ sung nhiều thức ăn tinh (trên 30 % khẩu phần) thì cho kết quả ngược lại. Theo Orskov (1992) [76] khi bổ sung protein một cách hợp lý vào khẩu phần có chứa nhiều thức ăn tinh thì tình trạng trên được khắc phục. Do vậy, trong thực tiễn nuôi dưỡng sao cho các chất dinh dưỡng bổ sung được cung cấp đều đặn và thức ăn thu nhận trong ngày ổn định, tránh tình trạng “No dồn đói cóp”. Mục đích là cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặn cho VSV và tránh làm giảm đột ngột pH dịch dạ cỏ.

* Tác động tương hỗ protozoa - vi khuẩn

Tác động qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn: protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hoá protein trong dạ cỏ (Hungate, 1996) [64], (Van Soet, 1982) [94]. Loại bỏ protozoa khỏi dạ cỏ đã làm tăng đáng kể số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [39]. Tuy nhiên, giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi, đặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi huẩn và protozoa. Một số vi khuẩn được protozoa sẽ tốt hơn, vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu “Dạ cỏ mini” với các điều kiện ổn định cho vi khuẩn hoạt động. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ hình thành axit lactic, góp phần hạn chế quá trình giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.

Cấu trúc khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tương tác của hệ VSV dạ cỏ. Khẩu phần giàu các chất dinh dưỡng không gây sự cạnh tranh giữa các nhóm VSV, đồng thời mặt có lợi có xu thế tăng lên. Khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm VSV, ức chế lẫn nhau tạo khuynh hướng bất lợi cho quá trình lên men thức ăn (Nguyễn Trọng Tiến và Mai Thị Thơm, 1996) [35].

* Tác động tương hỗ Vi khuẩn - Nấm - Protozoa

Theo Preston và Leng (1991) [85] thì sự có mặt của protozoa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Khi có mặt của protozoa thì số lượng nấm trong dạ cỏ ít hơn hẳn so với số lượng nấm khi không có mặt của protozoa. Số lượng lớn protozoa trong dạ làm thay đổi tỷ lệ protein/ năng lượng trong sản phẩm tiêu hoá. Protozoa đòi hỏi năng lượng duy trì cao và chúng ăn một số lượng lớn vi khuẩn và làm tăng quá trình tuần hoàn nitơ trong dạ cỏ, dó đó dẫn đến việc sử dụng ATP không có hiệu quả (Orskov, 1994 [77], Preston, 1978) [84].

Tác động tương hỗ giữa các nhóm VSV trong dạ cỏ rất phức tạp và không phải luôn có lợi cho vật chủ. Số lượng lớn protozoa trong dạ cỏ làm giảm năng xuất của vật nuôi, vì chúng làm giảm tỷ lệ giữa axit amin và năng lượng trong dưỡng thấp tiêu hoá ở ruột non (Orskov, 1992) [76]. Do protozoa đã làm giảm số lượng vi khuẩn và nấm trong dạ cỏ, nên sự có mặt của protozoa trong dạ cỏ làm giảm khả năng tiêu hoá cellulose của khẩu phần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria brizantha đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)