Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria brizantha đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 50 - 99)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3.Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp.

Nghiên cứu các khoảng cách khác nhau là 30, 45, 60, 75 ngày đối với giống cỏ Brachiaria brizantha. Từ năng suất và chất lượng cỏ ở các khoảng cách cắt, xác định khoảng cách cắt thích hợp để sử dụng cỏ ở dạng tươi và phơi khô dự trữ.

- Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng và tỷ lệ tiêu hoá cỏ lý thuyết.

Xác định khối lượng cỏ ăn được 1 bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cỏ (khoảng cách cắt) khác nhau và tính tỷ lệ tiêu hoá vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ.

- Xác định ảnh hưởng của thời điểm thu cắt đến thành phần hóa học của cỏ khô.

Cỏ tươi và khô được phân tích để xác định thành phần hóa học của cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thí nghiệm sử dụng cỏ tươi và cỏ khô nuôi bò thịt nhằm đánh giá chất lượng cỏ thông qua hiệu suất sản xuất thịt hơi của cỏ trên bò thịt.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp với cỏ B.brizantha

* Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm với 4 khoảng cách cắt là: 30, 45, 60 và 75 ngày

Mỗi khoảng cách cắt (KCC) được bố trí thí nghiệm trên diện tích 10 m2

và nhắc lại 3 lần (3 x 10 = 30 m2), các ô thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Thí nghiệm trong 2 năm (2007 và 2008)

Mốc thời gian của khoảng cách cắt của lứa đầu tiên được tính từ sau khi trồng 15 ngày (30 + 15), (60 + 15), (75 + 15). Các lứa tiếp theo, cắt đúng theo KCC đã nêu ở trên (30, 45, 60 và 75 ngày), cắt cách mặt đất 5 - 7 cm.

* Lượng phân bón cho cỏ thí nghiệm

- Bón phân chuồng 15 tấn/ha, vôi bột 1tấn/ha ở năm thứ nhất và phân chuồng 5 tấn/ha, vôi bột 0,5 tấn/ha ở năm thứ 2.

- Bón 30 kg N, 7,5 kg P2O5, 7 kg K2O/ha sau khi trồng 15 ngày và sau mỗi lứa cắt.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Năng suất cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau

- Thành phần hoá học của cỏ: VCK, CP, lipit thô, xơ thô, DXKN, khoáng tổng số.

- Sản lượng cỏ tươi, VCHC, VCHC được sử dụng và VCHC tiêu hoá. * Phương pháp theo dõi các chi tiêu (xem tại mục 2.4.5)

2.4.2. Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày

Xác định khối lƣợng cỏ tƣơi bò ăn đƣợc trong một ngày đêm

Xác định khối lượng cỏ tươi ăn được/1 bò/1 ngày đối với cỏ B.brizantha. Cỏ được thí nghiệm trên 6 bò 9 tháng tuổi, cho ăn 12 giờ/ngày (từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối, cho ăn tự do theo nhu cầu, không cho ăn thức ăn tinh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thí nghiệm chia thành 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày; mỗi đợt thí nghiệm cho bò ăn ở một tuổi cắt, đợt 1 ở tuổi cỏ 30 ngày, đợt 2 là cỏ 45 ngày, đợt 3 là cỏ 60 ngày và đợt 4 là cỏ 75 ngày. Bò được nhốt riêng từng con để cho ăn tách cân lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa để tính lượng thức ăn được trong ngày/con; tính trung bình khối lượng cỏ ăn được của 1 bò/ngày.

Xác định tỷ lệ đƣợc sử dụng

Tỷ lệ cỏ được sử dụng đặc biệt có ý nghĩa với đánh giá cỏ ở các KCC khác nhau. Vì cỏ non (KCC ngắn) và cỏ già (KCC dài) có tỷ lệ cỏ được sử dụng hoàn toàn khác nhau; cỏ non được gia súc ăn hầu hết cả gốc lẫn ngọn, cỏ già sẽ bị gia súc bỏ lại phần gốc, vì nó thô, cứng, cỏ có nhiều lông ở phần bẹ lá gốc nên ráp.

Thí nghiệm được xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng đối với 1 giống cỏ thí nghiệm là B.brizantha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cỏ được thí nghiệm trên 6 bò. Bò được nuôi nhốt riêng từng con. Mỗi cỏ được thí nghiệm 4 đợt, ứng với 4 KCC (hay ứng với 4 tuổi cỏ: 30, 45, 60, 75 ngày) mỗi đợt kéo dài 3 ngày. Cho bò ăn cỏ tự do. Trước khi cân khối lượng cỏ bị bò bỏ lại không ăn, chọn loại ra những cỏ bò chưa ăn tới (cây cỏ còn nguyên vẹn). Cân khối lượng cỏ trước khi cho ăn, khối lượng những cây cỏ còn nguyên vẹn bò chưa ăn tới và khối lượng cỏ bò ăn dở dang bỏ lại (thường là gốc cỏ) sau khi bò đã dừng ăn được 60 phút.

Tỷ lệ cỏ được sử dụng (%) = KL cỏ cho ăn TT (kg) - KL cỏ bò ăn DDBL (kg) x 100

KL cỏ cho ăn thực tế

Ghi chú: KL: Khối lượng; TT: Thực tế; DDBL: Dở dang bỏ lại.

- Khối lượng cỏ cho ăn thực tế là khối lượng cỏ cân trước khi cho ăn đã trừ đi khối lượng những cây cỏ còn nguyên vẹn bò không ăn tới sau khi bò đã dừng ăn được 60 phút.

Tỷ lệ cỏ bò sử dụng được tính tròn số đến hàng đơn vị (Ví dụ: 91,7 % làm tròn là 92 %).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính tỷ lệ hoá vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ

Tỷ lệ tiêu hoá VCHC lý thuyết của cỏ được tính theo công thức của Axelson (Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc) [28].

Y (%) = 87,6 - 0,81 X

Trong đó: Y: Là tỷ lệ tiêu hoá vật chất hữu cơ (VCHC), (%) X: Là tỷ lệ xơ trong VCK, (%)

Lưu ý: Trong luận văn này có một chỉ tiêu đánh giá cỏ là sản lượng VCHC tiêu hoá được của cỏ/ha/năm. Để tính được chỉ tiêu này trước tiên phải tính được sản lượng VCHC của cỏ/ha/năm.

Sản lượng VCHC của cỏ (tấn/ha/năm) = SL cỏ tươi (tấn/ha/năm) x [tỷ lệ VCK (%) - tỷ lệ khoáng tổng số (%)].

Sản lượng VCHC tiêu hoá được (tấn/ha/năm) = SL VCHC (tấn/ha/năm) x tỷ lệ tiêu hoá VCHC (%).

2.4.3. Thời điểm thu cắt và thành phần hóa học của cỏ sau khi phơi.

Vào tháng 7 - 9 dương lịch vào những ngày trời nắng tiến hành thu cắt khoảng cách cắt là 30, 45, 60 và 75 ngày. Sau đó phơi cỏ khô trong 3 ngày khi độ ẩm còn 14 - 16 % độ ẩm sau đó tiến hành phân tích để xác định thành phần hóc học của cỏ khô.

2.4.4. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên gia súc (bò) là công đoạn cuối cùng trong việc đánh giá, giá trị thức ăn của cỏ. Sức khoẻ và sản phẩm (thịt, sữa…) được sản xuất ra khi sử dụng cỏ đến chăn nuôi gia súc, là chỉ tiêu đánh giá cỏ toàn diện và chính xác nhất.

Mục đích thí nghiệm: Thông qua kết quả tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn xanh của bò thịt để đánh giá được hiệu quả chăn nuôi của bò (hay đánh giá chất lượng của cỏ).

Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tƣơi trên bò thịt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thí nghiệm được thực hiện đối với 12 bò lai sindhi, đời F1, 9 tháng tuổi chia làm 2 lô (lô đối chứng và lô thí nghiệm) mỗi lô 6 con, đồng đều về khối lượng trung bình và tỷ lệ đực/cái giữa các lô. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 2 tháng. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm của bò lô đối chứng là 103,0  2,43 kg, của lô thí nghiệm là 103,0  2,54 kg.

* Thức ăn thí nghiệm

Bò của lô đối chứng được cho ăn cỏ P.atratum.

Bò của lô thí nghiệm được cho ăn cỏ B.brizantha

Bò của lô thí nghiệm và đối chứng được cho ăn cùng khối lượng VCK của cỏ/con/ngày nhưng khác nhau về khối lượng cỏ tươi/con/ngày (vì các cỏ có tỷ lệ VCK khác nhau, nên cỏ nào có tỷ lệ VCK thấp thì phải cho ăn khối lượng cỏ tươi nhiềuhơn và ngược lại). Khối lượng VCK/con/ngày của các lô được tính theo lô thí nghiệm.

Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu Lô ĐC (n=6) Lô TN (n=6)

Cỏ tƣơi VCK TĂTHH Cỏ tƣơi VCK TĂTHH

KL cỏ/con/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tháng thứ nhất 12,2 2,35 0,9 11,0 2,35 0,9

- Tháng thứ hai 13,2 2,55 1,0 12,0 2,55 1,0

Bò của tất cả các lô đều cho ăn cùng một lượng thức ăn tinh hỗn hợp/con/ngày. Tháng thứ 1 là 0,9 kg/con/ngày và tháng thứ 2 là 1,0 kg/con/ngày. Một kg thức ăn tinh hỗn hợp có chứa 3867 Kcal năng lượng thô và 194,5g protein thô.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Khối lượng và tăng khối lượng của bò qua các tháng thí nghiệm

+ Tiêu thụ cỏ tươi, VCK/bò và tiêu tốn VCK của cỏ/kg tăng khối lượng + Khả năng sản xuất khối lượng thịt hơi/ha/năm của giống cỏ thí nghiệm * Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem tại mục 2.4.5)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt

* Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm với 12 bò thị lai sind F1, 11 tháng tuổi, chia làm 2 lô (lô ĐC và lô TN), mỗi lô 6 con, đồng đều về tính biệt và khối lượng trung bình giữa các lô. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm bò lô đối chứng là 131,6 

1,11 kg, còn bò của lô thí nghiệm là 130,8  0,47 kg. Thí nghiệm được thực hiện trong hai tháng.

* Thức ăn thí nghiệm

Bò của lô đối chứng được cho ăn cỏ B.decumbens

Bò của lô thí nghiệm được cho ăn cỏ B.brizantha

Bò được ăn cùng một khối lượng cỏ khô/con/ngày và cũng là khối lượng VCK/con/ngày. Vì tỷ lệ vật chất khô của hai cỏ gần tương đương nhau (tỷ lệ VCK của cỏ B.decumbens khô là 86,4%; còn tỷ lệ VCK của cỏ

B.brizatha khô là 86,8%)

Cả 2 nhóm bò thí nghiệm đều được cho ăn cùng một lượng thức ăn hỗn hợp tinh/con/ngày; ở tháng thí nghiệm thứ nhất là 1,1 kg và ở tháng thí nghiệm thứ hai là 1,2 kg. Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp chứa 3886 Kcal năng lượng thô và 194,5g protein thô.

Bảng 2.2: Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu Lô ĐC (n=6) Lô TN (n=6)

Cỏ khô VCK TĂTHH Cỏ khô VCK TĂTHH

KL cỏ/con/ngày

- Tháng thứ nhất 3,1 2,61 1,1 3,1 2,61 1,1

- Tháng thứ hai 3,3 2,78 1,2 3,3 2,78 1,2

Cho bò ăn cỏ khô mỗi ngày 3 lần vào các thời điểm sáng, đầu chiều, tối và ăn thức ăn tinh và đầu buổi chiều và đầu buổi tối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cân khối lượng bò hàng tháng, trước và sau khi thí nghiệm vào buổi sáng trước khi cho bò ăn.

Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tháng không kể số ngày bò được làm quen với thức ăn thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Khối lượng và tăng khối lượng trung bình của bò trong thời gian thí nghiệm. - Tiêu thụ VCK của cỏ/1 bò và tiêu tốn thức ăn (cỏ khô, VCK của cỏ) cho 1 kg tăng khối lượng.

2.4.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Theo dõi năng suất và sản lượng cỏ - Khái niệm năng suất về cỏ

Năng suất chất xanh (cỏ tươi) là khối lượng cỏ tươi thu được của mỗi lứa cắt tính bằng kg/m2

hoặc tính bằng tạ/ha/lứa cắt.

Năng suất vật chất khô của cỏ được tính bằng năng suất chất xanh nhân với tỷ lệ vật chất khô của cỏ trong cỏ tươi. Đơn vị tính kg/m2

hoặc ta/ha/lứa cắt.

- Khái niệm sản lượng cỏ

Sản lượng cỏ tươi là tổng năng suất cỏ tươi của các lứa cắt trên 1 ha trong 1 năm. Đơn vị tính là tấn/ha/năm.

Sản lượng vật chất khô là tổng năng suất vật chất khô của tất cả các lứa cắt trên 1 ha trong 1 năm hay bằng sản lượng cỏ tươi/ha/năm nhân với tỷ lệ vật chất khô của cỏ. Đơn vị tính tấn/ha/năm.

- Theo dõi năng suất/ lứa cắt của các giống cỏ hòa thảo bằng cách cắt toàn bộ cỏ trong 1 ô, chia khối lượng cỏ thu được cho diện tích (S) của ô để tính năng suất chất xanh của ô đó, đơn vị là kg/m2

. - Cách tính năng suất chất xanh của 1 lứa cắt

NSCX của 1 lứa cắt (kg/m2

) = NS của ô 1 + NS của ô 2 + NS của ô 3

3 Từ đơn vị là kg/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cách tính chất xanh trung bình của một lứa cắt trong năm

NSCX TB/lứa cắt (tạ/ha/lứa) = NSCX lứa 1 + NSCX lứa 2+... +NSCX lứa n

n

Ghi chú : SL cỏ tươi (tấn/ha/năm); NSCX (tạ/ha) - Cách tính sản lượng vật chất khô

SL VCK (tấn/ha/năm) = [SL cỏ tươi (tấn/ha/năm) x Tỷ lệ VCK ở cỏ tươi (%)]

10 * Xác định thời điểm thu cắt đến chất lượng cỏ khô

Nghiên cứu các khoảng cách khác nhau là 30, 45, 60, 75 ngày đối với giống cỏ B.brizatha. Từ năng suất và chất lượng cỏ ở các khoảng cách cắt, xác định khoảng cách cắt thích hợp của giống cỏ.

Thí nghiệm với 4 khoảng cách cắt là: 30, 45, 60 và 75 ngày. Mỗi khoảng cách cắt (KCC) được bố trí thí nghiệm trên diện tích 10 m2

và nhắc lại 3 lần (3 x 10 = 30 m2), các ô thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

* Lấy mẫu và phân tích thức ăn

- Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu tại các ô mẫu, sau khi phơi khô, mỗi mẫu lấy khoảng 300 - 500g. Mẫu được ghi chép đầy đủ các thông tin như: Họ tên người cung cấp, tên mẫu, ngày lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu.

- Xử lý mẫu: Toàn bộ mẫu phân tích đều được sấy khô ở 600C trong tủ

sấy có quạt thông gió. Thời gian sấy khác nhau tùy từng loại nguyên liệu nhưng không kéo dài quá 5 giờ. Nguyên liệu đã sấy khô, và được nghiền nhỏ rây qua rây có kích thước lỗ 0,25mm. Trộn đều, đựng trong lọ thủy tinh có nút mài, có nhãn ghi ký hiệu mẫu và các thông tin cần thiết.

- Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn: Mỗi mẫu đều được phân tích 2 lần, tính số trung bình giữa 2 lần phân tích.

- Phương pháp tính toán năng lượng thô của mẫu phân tích:Năng lượng thô của thức ăn được tính theo công thức củ EWAN (1989) như sau:

NL thô (Kcal/kg TA) = 3143 + (56 x % lipit) + (15 x % Protein thô) - (44 x % khoáng tổng số) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp xác định vật chất khô:

Việc xác định độ ẩm của thức ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4326 - 86

Nguyên lý: Sấy mẫu khô tuyệt đối ở nhiệt độ 1050C cho tới khi có khối lượng không đổi và xác định sự thay đổi trong quá trình sấy.

Thiết bị: Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam. Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 10+

C. Hộp nhôm + nắp có đường kính 65 mm, cao 30 mm. Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm

Các bước tiến hành: Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050

C trong vòng 30 phút sau đó để nguôi trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0,0001g. Cân vào hộp nhôm 5 gam mẫu ở trạng thái kho không khí với độ chính xác 0,0001 g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050

C (± 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 1050C (chú ý thời gian để đạt nhiệt độ 1050C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không được vượt quá 30 phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Chờ mẫu nguội, đem cân. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được coi là lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô.

Tính toán kết quả: Lượng vật chất khô trong mẫu phân tích (S) được tính

bằng công thức (%): S =

m m1

x 100 Trong đó S: Lượng vật chất khô trong mẫu (%)

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria brizantha đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 50 - 99)