PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 57)

c. Vacxin virus đậu gà tái tổ hợp

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Từ những nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể kết luận:

Tỉ lệ nhiễm virus cúm gia cầm trên gà, vịt nuôi và giết mổ tại địa bàn huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế là khơng cao. Trong đó, tỉ lệ nhiễm virus H5N1 trong đàn gà là 4%, chủ yếu ở gà lị mổ (chủ yếu khơng rõ nguồn gốc). Trong khi đó, tỉ lệ nhiễm virus H5N1 trên đàn vịt là 9% cũng tập trung chủ yếu ở vịt lị mổ.

Mức độ thải trùng trung bình khơng cao ở gà (GMT=1,035) và vịt (GMT=1,102). Tỉ lệ nhiễm virus H5N1 ở vịt lớn hơn ở gà chứng tỏ vịt có khả năng mang trùng nhiều hơn nhưng khơng biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Điều này rất quan trọng trong điều tra đặc điểm dịch tễ của cúm gia cầm. Và vịt cũng như các loài thuỷ cầm khác được xem là vật mang mầm bệnh thầm lặng.

Tỉ lệ biểu hiện đáp ứng miễn dịch cục bộ niêm mạc trên gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế là rất thấp, ở gà (5%) và vịt (7%).

Tỉ lệ biểu hiện đáp ứng miễn dịch niêm mạc theo tuổi vịt thấp và có sự chênh lệch giữa hai lứa tuổi, vịt dưới 20 ngày tuổi (0%) và vịt trên 12 tháng tuổi (19%).

5.2. Đề nghị

Phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp có độ nhạy cao, vật liệu sẵn có, rẻ tiền lại dễ thực hiện để nghiên cứu dịch tễ học nên đề nghị khoa chăn nuôi thú y tiếp tục nghiên cứu, mở rộng ứng dụng phương pháp này để phát hiện virus cúm gia cầm và đánh giá tình hình đáp ứng miễn dịch sau các đợt tiêm phịng.

Hiện nay bệnh cúm gia cầm ở nước ta đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Người ta cịn lo ngại rằng virus cúm có khả năng biến chủng và gây bệnh cho người. Do đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có một chương trình phịng và chống dịch khi dịch cúm xảy ra. Đồng thời thực hiện tốt cơng tác kiểm dịch, kiểm sốt giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật lưu thông trên thị trường nhằm tạo mơi trường an tồn dịch bệnh đảm bảo sức khoẻ con người và tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bền vững.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w