Kiểm soát dịch bệnh

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 29)

Sơ đồ chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

2.8.1. Kiểm soát dịch bệnh

Những quốc gia có nền chăn ni gia cầm phát triển đều có chính sách về kiểm sốt dịch bệnh cúm gia cầm để đảm bảo cơng tác phịng chống bệnh có hiệu quả. Các chính sách này nhằm mục đích nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh cúm thể độc lực cao ở gia cầm (HPAI) qua đường thương mại và thực hiện việc tiêu huỷ hàng loạt ở cấp quốc gia khi có dịch bệnh xảy ra.

Các bệnh pháp thường được áp dụng trong chính sách kiểm sốt dịch bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) bao gồm:

 Chẩn đốn khi có gà bệnh nghi nhiễm virus cúm để phát hiện sớm và xử lý kịp thời với các biện pháp mạnh, ngăn không cho dịch lây lan.

 Bao vây cách ly khu vực có dịch, xác định bán kính vùng có dịch và tiêu huỷ tồn bộ gia cầm trong ổ dịch bằng một trong hai biện pháp sau:

Giết chết gia cầm bằng cách phun formol 3% (nếu có điều kiện) rồi tập trung vào một chỗ, đổ dầu và đốt toàn bộ. Sau khi đốt xác gia cầm, than tro được chôn sâu.

Giết chết gia cầm rồi chôn sâu dưới hố (sâu 2 m) có đổ thuốc sát trùng mạnh như: crezyl 5%, formol 3%, dung dịch xút 5%, vôi bột...

 Vệ sinh tiêu độc toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng, để trống chuồng 1 – 2 tuần và chỉ nuôi lại gia cầm khi bãi bỏ lệnh chống dịch.

 Các phương tiện chăn nuôi như: dụng cụ chăn nuôi, xe chở gia cầm, nguồn nước uống trong vùng có dịch phải xử lý chu đáo, cẩn thận để diệt mầm bệnh.

 Khi vào làm việc trong ổ dịch, mọi người cần có phương tiện bảo hộ và khi ra khỏi ổ dịch phải để phương tiện bảo hộ lại để tiêu độc.

 Kiểm dịch nghiêm ngặt, không cho gà bệnh ra khỏi ổ dịch, ngược lại cũng không cho gà khỏe mang vào khu vực có dịch.

 Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người chăn nuôi gia cầm và người dân về cúm gia cầm, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan...

Việc kiểm soát dịch bệnh được thực hịên rất sớm và có hiệu quả tại Anh (1963, 1979), Australia (1976, 1985) và tại Ireland (1983, 1984). Tại Ireland đã tiêu huỷ 270000 con vịt tuy khơng có triệu chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được virus cúm gia cầm.

Tại Mỹ (1983 – 1984) bệnh cúm gia cầm chỉ được khống chế khi nước này tiêu huỷ 17000000 gia cầm thuộc 448 đàn trong bang Pensylvania.

Các cố gắng để kiểm soát dịch bệnh, cụ thể là việc tiêu huỷ hơn 100 triệu gia cầm đã hạn chế và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc thu thập số liệu điều tra và việc tồn tại chủng virus cúm độc lực thấp trong đàn gia cầm nên không thể giả định rằng virus cúm đã được loại trừ ra khỏi quần thể gia cầm và do đó nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn (Tơ Long Thành, 2007).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w