Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29 - 31)

Sơ đồ chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

2.8.2. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học

Áp dụng biện pháp an tồn sinh học trong chăn ni gia cầm nhằm bảo vệ đàn gia cầm không bị xâm nhập bởi mầm bệnh (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm mốc...). Những cơ sở chăn nuôi gia cầm khi áp dụng các biện pháp an tồn này thì dịch bệnh khơng xảy ra và cơ sở đó được bảo vệ an tồn.

a. Cách ly triệt để

Ni riêng theo từng giai đoạn sản xuất hoặc theo nguồn gốc. Không nuôi nhiều loại gia cầm trong một trại và không nuôi các loại động vật khác trong trại.

Thực hiện việc cùng nhập và cùng xuất. Nếu khơng thực hiện được thì khi nhập đàn mới về phải cách ly để theo dõi dịch bệnh ít nhất 2 tuần.

b. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sự đi lại của con người, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi vào trại hoặc qua trại chăn nuôi.

 Con người: không được vào trại chăn nuôi khi chưa được phép, và khi được vào trại thì phải đi từ đàn nhỏ tuổi đến đàn lớn tuổi.

 Gia cầm nuôi: không được để gia cầm nuôi tiếp xúc với các loại động vật khác, có hàng rào kín bao quanh trang trại và dùng lưới chắn chim trời.

 Dụng cụ chăn nuôi: không được mượn dụng cụ từ các trại chăn nuôi khác, làm vệ sinh kỷ trước khi mang đến nơi khác trong trại.

 Phương tiện vận chuyển: phải làm vệ sinh tiêu độc khử trùng tất cả xe cộ và các phương tiện trước khi đưa vào trại.

c. Vệ sinh phịng bệnh

 Những người làm việc trong trại chăn ni, khách tham quan phải sử dụng phương tiện bảo hộ và thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khi vào khu vực chăn nuôi.

 Dụng cụ, phương tiện vận chuyển, máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên.

 Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch, không nhiễm mầm bệnh.

 Cổng ra vào trại có các hố sát trùng, mỗi ơ chuồng có khay sát trùng.

 Tổng vệ sinh chuồng trại sau mỗi lần xuất chuồng bằng cách thu gom, xử lí chất độn chuồng, quýet dọn, rửa nền tường, máng uống, dụng cụ chăn ni, tiêu độc khử trùng bằng các loại hố chất: cloramine, formol, bencoid. Tốt nhất là bằng formol kết hợp với thuốc tím để xơng.

 Để trống chuồng từ 7 – 10 ngày.

d. Nuôi dưỡng

Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không bảo quản quá lâu, không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn được mang từ các trại chăn nuôi khác đến.

Bổ sung các khoáng chất, vitamin, các chất điện giải chống mất nước và các chất chống stress.

Cung cấp nước uống sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong suốt q trình chăn ni.

đ. Sử dụng vacxin

Tiêm phòng vacxin đối với đàn gia cầm theo qui trình, thực hiện giám sát chặt chẽ trong và sau khi tiêm phòng.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w