Dự báo thị trường dịch vụ công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ công nghệ thông tin của công ty Hewlett-Packard Việt Nam (Trang 77)

Việc tăng mức chi tiêu cho phần cứng máy tính sẽ giúp nền công nghệ hồi phục trong năm 2010. Theo các quan sát viên, trong thời gian sắp tới, khách hàng sẽ có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn các máy tính cá nhân di động, desktop, máy chủ, các thiết bị lưu trữ và thiết bị mạng. Hai hãng nghiên cứu Forrester Research và Gartner đã độc lập đưa ra các bản dự báo chi tiêu dành cho CNTT trong năm tới và cả hai hãng nghiên cứu này đều chỉ ra những dấu hiệu tích cực trong việc chi tiêu và phát triển của phần cứng cũng như phần mềm đều góp phần đưa nền công nghệ phục hồi trong năm 2010.

Andrew Bartels, phó chủ tịch và nhà phân tích của Forrester Research cho biết: “Như dự báo, trong tháng 1/2010, nền công nghệ đã bắt đầu hồi phục ở Mỹ cũng như trên thế giới. Giờ đây, tôi hy vọng thị trường công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng ở mức 8,4%, cao hơn chút ít so với những dự báo trước đây của tôi do tình hình thị trường các thiết bị tăng trưởng nhanh hơn so với mong đợi”.

Theo nghiên cứu của Forrester cho quý 1 năm 2010, chi tiêu của người Mỹ dành cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và liên lạc sẽ đạt mức 741 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010. Phần mềm và các dịch vụ viễn thông sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương đương ở mức 194 tỷ và 191 tỷ đô la Mỹ trong khi chi tiêu cho các thiết bị máy tính sẽ ở mức 83 tỷ đô la Mỹ. Forrester cũng dự báo chi tiêu cho các thiết bị máy tính của dân Mỹ sẽ tăng hơn 11%, nguyên nhân chủ yếu là do cần phải “thay thế các máy tính cá nhân, các thiết bị lưu trữ và các máy chủ đã cũ”. Forrester cũng cho biết chi tiêu cho các phần mềm sẽ tăng 10,5% trong khi chi tiêu cho các thiết bị liên lạc sẽ tăng ở mức 7,2%,

đạt 108 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010 nhờ vào “kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi của các nhà cung cấp thiết bị mạng trong quý 4 năm 2009”.

Forrester cho biết: “Sự tăng trưởng trong lĩnh vực phần mềm là kết quả kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự hồi phục của mức tiêu thụ các phần mềm bản quyền (vốn bị trì hoãn do thị trường vốn đóng băng trong năm 2009), mức tăng trưởng liên tục của phần mềm SaaS và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công nghệ nền tảng Smart Computing như cơ sở hạ tầng kiến trúc theo định hướng dịch vụ (SOA), các phần mềm và phân tích ảo hóa”.

Theo Forrester, dịch vụ Outsourcing CNTT, được dự đoán tăng trưởng ở mức 3,8% (lên tới 79 tỷ đô la Mỹ), sẽ trở thành “lạc hậu”. Forrester cho biết, các dịch vụ tư vấn CNTT sẽ tụt lại phía sau so với lĩnh vực phần mềm, được dự đoán tăng trưởng ở mức 7% (tương đương 86 tỷ đô la Mỹ) và tăng chủ yếu ở nửa cuối năm 2010.

Gartner cũng độc lập dự báo mức chi tiêu dành cho CNTT trên thế giới sẽ đạt mức 3,4 nghìn tỷ trong năm 2010, tăng 5,3% so với mức 3,2 nghìn tỷ trong năm 2009. Hãng cũng dự báo chi tiêu cho các phần cứng sẽ chiếm tỷ trọng lớn. Ví dụ như: việc chi tiêu cho các phần cứng máy tính trên thế giới được dự báo sẽ đạt mức 353 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, tăng 5,7% so với năm 2009.

George Shiffler, giám đốc nghiên cứu của Gartner cho rằng: “Nếu trong năm 2009, mức chi tiêu cho phần cứng máy tính giảm nhiều nhất trong số 4 lĩnh vực chính của CNTT thì giờ đây được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2010. Việc tiêu dùng máy tính cá nhân của khối khách hàng cá nhân sẽ đóng góp gần 4% cho chi tiêu phần cứng trong năm 2010, chủ yếu dựa vào mức tiêu thụ khá lớn các máy tính di động. Thêm vào đó, mức tiêu dùng máy tính cá nhân của khối doanh nghiệp sẽ chỉ đóng góp hơn 1% vì các doanh nghiệp sẽ bắt đầu chuyển sang sử dụng Windows 7 vào cuối năm".

Gartner cũng đưa ra con số 5% tăng trưởng cho mức tiêu dùng phần mềm trên toàn thế giới và đạt tới 232 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010. Trong khi những

trọng như các thị trường khác, Gartner cũng hy vọng hầu hết các thị trường phần mềm sẽ tăng tưởng tích cực trong năm tới.

Theo Joanne Coreia, phó chủ tịch quản lý của Gartner, “Các yếu tố có chiến lược mã nguồn mở khá hiệu quả như thỏa thuận cung cấp (SaaS), quản lý tài sản CNTT, khả năng ảo hóa, sẽ tiếp tục có lợi nhuận trong năm tới. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến nhiều cơ hội mới dành cho các trình ứng dụng hoặc hỗ trợ các thiết bị di động, các cơ hội này cũng sẽ được mở ra đối với các dịch vụ “đám mây””.

3.1.2. Chiến lược kinh doanh của Hewlett - Packard Việt Nam

Trong văn bản về định hướng kinh doanh của HP được viết vào năm 1957, đồng sáng lập viên HP, ông Dave Packard, đã viết: "Điều đó là rất cần thiết khi mọi người cùng làm việc trong một tinh thần quyết tầm và đồng thuận hướng về mục tiêu chung và tránh làm việc chồng chéo các mục tiêu ở tất cả các cấp nếu như cuối cùng tính hiệu quả và thành tích sẽ đạt được”.

Giá trị của HP đƣợc chia sẻ:

Niềm đam mê cho khách hàng: HP luôn đặt khách hàng là mối quan tâm đầu tiên trong tất cả mọi hoạt động. Tin tưởng và tôn trọng cá nhân: Đội ngũ nhân viên HP luôn làm việc cùng nhau để tạo ra một nền văn hóa được xây dựng trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Thành tựu và đóng góp: HP luôn phấn đấu xuất sắc trong mọi hoạt động, sự cống hiến của mỗi thành viên là một phần rất quan trọng cho sự thành công của Công ty. Kết quả thông qua làm việc theo nhóm: Mọi thành viên của HP luôn hợp tác có hiệu quả và luôn tìm cách làm việc hiệu quả hơn để phục vụ khách hàng tốt hơn. Tốc độ và sự nhanh nhẹn: HP luôn năng động và thích nghi trong mọi hoàn cảnh luôn đạt được kết quả nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có ý nghĩa đổi mới: HP là công ty công nghệ chuyên phát minh ra các công nghệ hữu ích và có giá trị. Kiên quyết toàn vẹn: HP luôn mở rộng, trung thực và trực tiếp trong các giao dịch.

Mục tiêu của Công ty Lòng trung thành của khách hàng HP luôn nhận

phẩm với chất lượng và giá trị cao nhất. Lợi nhuận: HP đạt được lợi nhuận đủ để tài trợ cho tăng trưởng, tạo ra giá trị cho các cổ đông của chúng tôi và đạt được mục tiêu của công ty. Tăng trưởng: HP thừa nhận và nắm bắt cơ hội cho sự tăng trưởng được xây dựng dựa trên thế mạnh và năng lực của Công ty.

Lãnh đạo thị trường: HP luôn dẫn đầu trên thị trường bằng cách phát triển và phân phối sản phẩm hữu ích và sáng tạo, dịch vụ và giải pháp. Cam kết cho người lao động: HP thể hiện cam kết của mình cho nhân viên bằng cách thúc đẩy và khen thưởng dựa trên hiệu suất công việc và bằng cách tạo ra một môi trường làm việc phản ánh giá trị của HP. Khả năng lãnh đạo: HP phát triển các cấp lãnh đạo những người đạt được kết quả kinh doanh tốt, tạo ra hình mẫu của các giá trị và dẫn chúng ta đi đến phát triển và giành chiến thắng. Công dân toàn cầu: HP thực hiện trách nhiệm của mình cho xã hội bằng cách tạo ra một tài sản trí tuệ, lợi ích về kinh tế và xã hội tại mỗi quốc gia và cộng đồng nơi HP có trụ sở kinh doanh.

Ngày nay, tầm nhìn đa dạng của HP là một trong những tỷ lệ toàn cầu. Một đòi hỏi cần sự hành động can đảm & dũng cảm từ nhiều người trên khắp thế giới. Chúng tôi tự hào chia sẻ những gì chúng tôi đã học được trên đường đi và các nguyện vọng chúng tôi đang tích cực làm việc để đạt được.

Vì thế giới xanh

HP cam kết luôn cống hiến những sản phẩm và giải pháp vì một môi trường xanh như giải pháp: tiết kiệm nguồn năng lượng điện tiêu thụ; giải pháp giảm chất lượng khí thải do độ nóng từ màn hình & thân máy tỏa ra khi hoạt động; giải pháp tái chế lại sản phẩm cũ đã qua sử dụng…

Chiến lược kinh doanh của HP Việt Nam cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung của HP toàn cầu cũng như HP khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có thêm một số mục tiêu mà Tổng Giám Đốc HP Việt Nam luôn có tâm nguyện hoàn thành trong thời gian tới, đó là :

2. Xây dựng vững mạnh hệ thống kênh phân phối, không chỉ phát triển nhanh, mạnh mà còn phải lâu dài cùng HP thông qua các chương trình hỗ trợ NPP và đại lý “chung thủy – loyalty partner”

3. Hỗ trợ kênh dự án đặc biệt về chính sách cam kết hỗ trợ giải pháp phát triển lâu dài cho hệ thống công nghệ thông tin cho khách hàng.

Không chỉ đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, HP còn áp dụng những giải pháp tiết kiệm nguồn năng lượng điện tiêu thụ cho hệ thống máy tính của hãng trên toàn cầu, giúp họ không chỉ tiết kiệm điện mà còn khuyến khích ý thức tiết kiệm trong nhân viên của mình. Máy tính cá nhân là một trong những thành phần tiêu tốn điện nhiều nhất của một công ty. Nhóm Liên minh tiết kiệm năng lượng ở Washington (Mỹ) ước tính rằng đối với một công ty có 10.000 máy tính để bàn, chỉ cần để cho hầu hết số máy tính này bật lên suốt đêm đã có thể mất hơn 165.000 USD tiền điện, đồng thời thải ra hơn 1.380 tấn carbon dioxide vào không khí mỗi năm.

Những khoản đầu tƣ có lợi: Đó là một trong những lý do khiến ngày

càng có nhiều doanh nghiệp tìm cách giảm bớt chi phí năng lượng của máy tính và các công ty công nghệ nỗ lực đáp ứng nhu cầu này. Chẳng hạn như Array Networks Inc. vào tháng 11 năm 2008 đã tung ra chương trình DesktopDirect cho phép truy xuất máy tính từ xa ngay cả khi máy đã được tắt. Trong khi đó, hãng Dell Inc. cho biết loại màn hình máy tính xách tay đời mới của họ tiêu thụ năng lượng ít hơn 43% so với các phiên bản cũ. Hewlett- Packard Co. (HP) cũng khẳng định rằng những mẫu máy tính cá nhân mới của mình tiêu thụ năng lượng ít hơn 41% so với các mẫu năm 2005. Guidance Solutions Inc., một nhà phát triển dịch vụ thương mại điện tử, cho biết việc tiêu thụ năng lượng của máy tính trong công ty vẫn không thay đổi bất chấp số lượng nhân viên tăng từ 30 lên 50 người từ năm 2008. Lý do là công ty đã chuyển sang dùng những máy tính sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn. Theo tính toán, khoảng 200 máy tính để bàn và xách tay nhãn hiệu HP của công ty tiêu thụ năng lượng ít hơn 40% so với những mẫu cũ. Ông Jon Provisor, Giám

đốc công nghệ và người đồng sở hữu công ty tại bang California (Mỹ) này nhận định: “Việc đầu tư vào xu hướng xanh đã mang lại nhiều lợi ích”. Molina HealthCare Inc., một khách hàng khác của HP, cũng nhận thấy những lợi ích tương tự kể từ khi chuyển sang sử dụng máy tính tiết kiệm năng lượng vào đầu năm 2008. Cho đến giờ, công ty này nhận thấy máy mới tiêu thụ năng lượng ít hơn 30% so với máy cũ. Xu hướng dùng máy tính cá nhân “xanh” trong doanh nghiệp tăng nhanh trong năm năm trở lại đây do những sức ép ngày càng lớn từ cổ đông và các nhóm môi trường về việc giảm bớt lượng khí thải carbon dioxide vốn được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng khí hậu toàn cầu ấm dần lên. Các nhà sản xuất máy tính cá nhân cũng gặp không ít sức ép do đã không nỗ lực loại bỏ những sản phẩm lỗi thời. Kết quả là nhiều công ty đã tung ra chương trình thu hồi máy tính và chuyển sang sử dụng nhiều vật liệu tái sinh hơn. “Có hai yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất máy tính cá nhân trở nên “xanh” hơn. Một là khách hàng đang đòi hỏi điều này. Hai là yếu tố cạnh tranh”, ông Andrea Moffat, Giám đốc chương trình tại Ceres – một mạng lưới các nhà đầu tư, nhóm môi trường và những người quan tâm đến việc thúc đẩy doanh nghiệp trở nên xanh hơn – nhận định.

Nỗ lực “xanh” từ nhà sản xuất: HP là một trong ba công ty đi đầu trong

lĩnh vực máy tính cá nhân “xanh”. Kể từ năm 2006, HP đã bổ sung những tính năng xanh vào trong máy tính của mình, như cung cấp điện có hiệu quả hơn và chuyển sang chế độ tiết kiệm điện nhanh hơn. Năm 2008, HP đã tung ra dòng máy tính xách tay EliteBook cho phép người sử dụng truy xuất tài khoản e- mail, lịch và những mối liên lạc của mình mà không cần mở máy. Loại máy tính xách tay này sử dụng một công nghệ gọi là QuickLook – một hệ điều hành nhỏ, riêng biệt và không đòi hỏi khởi động hệ điều hành chính của máy. Vào đầu năm nay, HP đã tung ra một số máy tính xách tay sử dụng pin có thể không cần sạc lại trong ba năm. Trong vài năm qua, Dell cũng đưa những tính năng tiết kiệm năng lượng vào các dòng máy tính xách tay Latitude và dòng

tính xách tay Latitude có thể truy cập e-mail và các trang web mà không cần khởi động máy. Theo Dell, một trong những thay đổi giúp tiết kiệm nhiều năng lượng nhất là chuyển sang sử dụng màn hình LED trong sản phẩm máy tính xách tay. Ngay cả bản thân công ty này cũng được hưởng lợi từ việc tiết kiệm năng lượng. Từ một năm trước, Dell đã cài đặt phần mềm tắt máy vào ban đêm trên 50.000 máy tính để bàn và máy tính xách tay của mình trên khắp thế giới, giúp hãng tiết kiệm 1,8 triệu Đô la tiền điện mỗi năm. Tại Apple, các nhà lãnh đạo công ty quan tâm đến một lợi ích khác của loại máy tính “xanh”: giảm bớt lượng khí thải carbon dioxide. Với chiếc MacBook Air được tung ra năm 2008, Apple tính được rằng 43% lượng khí thải carbon đến từ năng lượng máy sử dụng. Để giảm bớt năng lượng tiêu thụ, dòng máy tính MacBook được trang bị những tính năng như nguồn cung cấp điện có hiệu quả hơn và chế độ “ngủ” được cải thiện.

Các nhà sản xuất phần mềm cũng nỗ lực tìm kiếm giải pháp giúp máy tính cá nhân tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn như chương trình Surveyor của Verdiem Corp. cho phép điều chỉnh việc sử dụng năng lượng của máy tính từ xa, như tắt máy khi không sử dụng.

Công ty tại thành phố Seattle (Mỹ) này cho biết khách hàng của họ đã tiết kiệm hơn 30 triệu Đô la chi phí cho năng lượng kể từ khi họ bắt đầu cung cấp dịch vụ ba năm trước. Công ty cáp Cox Communications Inc., một khách hàng của Verdiem Corp., cho biết lượng điện tiêu thụ của 15.000 máy tính để bàn của công ty đã giảm kể từ khi họ bắt đầu triển khai Surveyor vào tháng Tư năm ngoái. Công ty này dùng Surveyor để bật máy tính từ xa vào ban đêm khi nào cần cập nhật phần mềm, rồi tắt máy khi quá trình này hoàn tất.

3.2 Những đề xuất và kiến nghị cơ bản nhằm phát triển dịch vụ máy tính cá nhân của Hewlett - Packard Việt Nam cá nhân của Hewlett - Packard Việt Nam

3.2.1. Những đề xuất với Hewlett - Packard

3.2.1.1. Hỗ trợ học sinh – sinh viên

Công ty HP toàn cầu nói chung và HP Việt Nam nói riêng luôn cung cấp các sản phẩm với chất lượng cao. Để hoàn thành mục tiêu mỗi học sinh, sinh viên một máy tính thì HP VN cần phải có chính sách hỗ trợ cụ thể như:

* Hỗ trợ giá cho học sinh, sinh viên.

* Tạo ra một số sản phẩm đặc chủng, với giá thành rẻ, bền nhưng đáp

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ công nghệ thông tin của công ty Hewlett-Packard Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)