Kết quả phát triển dịch vụ máy tính cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ công nghệ thông tin của công ty Hewlett-Packard Việt Nam (Trang 64)

Với quy trình phát triển dịch vụ máy tính cá nhân của HP như phân tích ở mục 2.2.1, sau khi mua Compaq, HP đã thực sự bứt phá trở thành người hùng đứng đầu trong ngành công nghệ thông tin. Từ con số 32 tỷ trong năm 2006 (chiếm 35% doanh thu của HP worldwide – 91,6 tỷ USD) đã lên đến 38,4 tỷ USD năm 2007 (chiếm 36% tổng doanh thu HP worldwide - 104,3 tỷ USD), 44,8 tỷ USD năm 2008 (chiếm 37,9% tổng doanh thu HP worldwide – 118 tỷ USD).

Theo nghiên cứu của IDC và Gartner, HP tiếp tục dẫn đầu thị trường máy tính toàn cầu 5 quý liên tiếp tính đến quý 3/2007, bỏ xa đối thủ cạnh tranh kế tiếp.

Vẫn theo thông báo của IDC và Gartner được HP dẫn lại và công bố vào ngày 12/12/2007 tại TP.HCM thì HP đã có tổng lượng máy tính bán ra đạt mức tăng trưởng 33% (theo số liệu của IDC) và 18,8% thị phần với doanh số tăng 33,1% (theo số liệu của Gartner). Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trung bình của thị trường toàn cầu và vượt xa tỷ lệ tăng trưởng bình quân vùng tại tất cả các vùng.

Theo Gartner, trong quý 3/2007 toàn thế giới đã tiêu thụ 68,5 triệu máy tính, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng 23,4% và tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi là 16,4%. Trong khi đó, mức tăng doanh số của thị trường Mỹ chỉ đạt 4,7%, thấp hơn dự đoán của Gartner là 6,7%.

Báo cáo nghiên cứu thị trường của IDC cho thấy đây là quý thứ 2 liên tiếp HP đạt mức tăng trưởng bình quân trên 30%. Thị phần của HP đã tăng 2,5% so với năm ngoái trên cả thị trường Mỹ và thị trường thế giới. Tại Mỹ, trong quý 3 năm nay, HP đã đạt mức tăng trưởng 169%, cao hơn gấp 3 lần so với mức tăng bình quân của thị trường.

Riêng tại thị trường Việt Nam, HP chiếm 29,9% thị phần, đạt mức tăng trưởng năm 252,9%, vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu thị trường máy tính xách tay. Xét trên cả ngành công nghiệp máy tính (bao gồm máy tính để bàn và máy tính xách tay), HP giữ 10,2% thị phần với mức tăng trưởng 144,5%, qua đó tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường.

Bảng 2.1: Số lượng và tỷ lê ̣ bán ra của máy tính xách tay

Đơn vi ̣: nghìn chiếc

Năm Số lƣơ ̣ng

bán ra

Các dòng đƣợc bán ra Tỷ lệ của các loại (%)

Bán dự án Bán lẻ Bán dự án Bán lẻ

2006 12.8 1.312 11.488 10.25 89.75

2007 36.3 12.92 23.38 35.60 64.40

2008 88.206 29.42 58.79 66.65 33.35

2009 104.325 29.33 75.00 71.89 28.11

(Nguồn: Công ty HP Việt Nam)

Từ năm 1995, khởi đầu với mục tiêu kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, chủ yếu cho nhóm in ấn và hình ảnh, đến nay, HP đã tăng trưởng khá bền vững với các nhóm dịch vụ máy tính cá nhân, nhóm dịch vụ máy chủ và giải pháp, tạo ra một tổng thể đầu cuối cho khách hàng.

Doanh số từ những còn số khiêm tốn, trong những ngày đầu thành lập với vài triệu USD, nay đã tăng lên đến hơn 300 triệu USD cho cả 3 nhóm.

Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lê ̣ bán ra của máy bàn

Đơn vi ̣: nghìn chiếc

năm Số lƣơ ̣ng

bán ra

Các dòng đƣợc bán ra Tỷ lệ của các loại

Bán dự án Bán lẻ Bán dự án Bán lẻ

2006 29.75 28.9 0.85 97.14 2.86

2007 43.882 38.80 5.082 88.42 11.58

2008 55.96 45.6 10.36 81.49 18.51

2009 72.06 52.8 19.26 73.27 26.73

Bảng 2.3: Doanh thu dòng máy dự án

Đơn vi ̣: triê ̣u USD

Năm Tổng Nhóm đối tƣợng (T11 năm trước đến hết T10 năm sau) Khối KH Chính Phủ (Public Sector - PS) Khối KH giáo dục (Education -MOET) Khối KH Ngân Hàng (Banking) Khối KH Viễn Thông & có vốn đầu tư nước ngoài (Telco & Utilities) Khối khách hàng toàn cầu (Global Account - GA) 2006 19.71 13.58 0.11 2.03 1.55 2.44 Tỷ lệ % 68.90% 0.56% 10.28% 7.88% 12.38% 2007 19.80 12.79 0.20 2.88 0.92 3.01 Tỷ lệ% 64.60% 1.02% 14.52% 4.66% 15.20% 2008 26.27 13.40 1.34 7.57 1.28 2.68 Tỷ lệ% 51.00% 5.11% 28.80% 4.89% 10.20% 2009 26.82 9.29 4.04 7.94 2.19 3.35 Tỷ lệ% 34.66% 15.06% 29.61% 8.18% 12.49%

(Nguồn: Công ty HP Việt Nam)

oĐối tƣợng khách hàng dự án đƣợc chia thành một số mảng lớn nhƣ

: Khách hàng chính phủ (Public sector): các cơ quan, bộ ngành. Thường

dùng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài (Worldbank, ADB, KWF…). Tùy vào từng nguồn vốn và đối tượng, thường thì máy mang nhãn hiệu Việt như : CMS, FPT Elead, Thánh Gióng, Mekong xanh, …sẽ được ưu tiên lựa chọn nếu là nguồn ngân sách; máy tính thương hiệu nước ngoài: HP, IBM, DELL, Lenovo, sẽ được ưu tiên. Dòng máy HP ưu tiên chào hàng vào khối khách hàng chính phủ là: Hp Compaq Pro6000 PC và HP Probook 6440b notebook vì giá cả hợp lý, độ bền cao, có thể quản lý và cài đặt máy từ xa, giảm thiểu chi phí quản lý và di chuyển của đội ngũ IT.

Khách hàng Ngân hàng - chứng khoán (banking and securities): Các ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phẩn, các trung tâm lưu ký chứng khoán, các sàn giao dịch chứng khoán… Thường sử dụng vốn tự có, hoặc vốn góp. Do đặc thù về ngành, yêu cầu kỹ thuật cao, độ đáp ứng: zero downtime, có nghĩa là không 1 giây nào hệ thống được phép ngừng hoạt động; nên dòng máy cao cấp nhất là lựa chọn hàng đầu của họ. Dòng máy được khách hàng ngân hàng ưu ái lựa chọn là : HP Compaq 8100 Elite PC series; HP Compaq 8000 Elite PC series; HP elitebook 2740p notebook; Hp elitebook 2540p notebook.

Khách hàng giáo dục (education and training) : Nguồn vốn tương đối

dồi dào từ nhiều nguồn khác nhau : vốn nhà nước, vốn tài trợ, vốn vay từ nước ngoài (world bank, ADB). Đây là một điểm mạnh, xong cũng mang lại nhiều bất cập trong việc hệ thống hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho từng trường.

Khách hàng viễn thông và khách hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

(Telco and ultilities): Nguồn vốn tự có, gần giống với khách hàng ngân hàng,

họ cũng sử dụng phần mềm riêng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi các thiết bị đi kèm là những sản phẩm cao cấp, độ đáp ứng zero downtime. HP Compaq 8100 Elite PC series; HP Compaq 8000 Elite PC series; HP elitebook 2740p notebook; Hp elitebook 2540p notbook; Hp elitebook 8540p; workstation Z200, Z400, Z600, Z800. Đây là khối khách hàng tiềm năng rất lớn đối với HP. Kể từ khi xóa bỏ độc quyền về mạng viễn thông, hàng loạt các hãng viễn thông mới ra đời, ngoài việc họ đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là yêu cầu tất yếu, mạng viễn thông ngày càng cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi nỗ lực không mệt mỏi phát triển mảng thì trường internet băng thông rộng (ADSL), bây giờ tiếp nối là 3G. HP đã nhanh chóng bắt tay với Vinaphone, tích hợp sẵn card 3G vào máy tính xách tay, tăng thêm phần tiện ích cho khách hàng, giá cả cạnh tranh do có sự hỗ trợ của Vinaphone về việc chia sẻ ngân sách quảng cáo, cũng như tặng miễn phí sim 3G, cước sử

dụng trong vòng 1 năm, đã mang lại lợi ích kinh tế và marketing cho cả hai bên và đặc biệt người tiêu dùng cuối cùng.

Khách hàng toàn cầu (Global account): là những khách hàng lớn, có

hệ thống phân phối trên toàn cầu, chính vì vậy, họ thường cần thống nhất một nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho một mảng nào đó, đặc biệt là mảng công nghệ thông tin. Nhằm mục tiêu quản lý chuyên nghiệp theo phương thức : giải pháp tổng thể; giảm giá thành, bảo mật thông tin. Sản phẩm họ lựa chọn thường là những sản phẩm cao cấp nhất như HP Compaq 8100 Elite PC series; HP Compaq 8000 Elite PC series; HP elitebook 2740p notebook; Hp elitebook 2540p notbook; Hp elitebook 8540p, workstation Z200, Z400, Z600, Z800 kèm theo rất nhiều các accessories.

Bảng 2.4: Doanh thu củ a dòng máy tiêu dùng cá nhân

Đơn vi ̣: Triệu USD

Năm

Tổng

Doanh thu

(T11 năm trướ c đến hết T10 năm sau)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) + Người tiêu dùng cuối cùng

2006 43.81 24.10

2007 81.27 61.47

2008 145.15 118.87

2009 177.59 150.77

(Nguồn: Công ty HP Việt Nam)

Từ năm 2006 trở về trước, Việt Nam, một nước nhỏ thuộc quyền quản lý của khu vực Đông Nam Á, dịch vụ máy tính cá nhân có thể gọi là sản phẩm đi kèm, “bán thêm” với máy in và máy chủ, với doanh số khiêm tốn vào năm 2006 là 43,81 triệu. Vì một số lý do như sau:

Một là, sản phẩm máy tính cá nhân vẫn còn là sản phẩm “xa xỉ” đối với người tiêu dùng cá nhân, nên HP chỉ chủ yếu tập trung vào dự án. Máy tính Việt với giá rẻ luôn chiếm vị trí thống lĩnh thị trường.

Hai là, thị phần của HP đã phát triển ở mức cao trong lĩnh vực máy in và máy chủ, muốn tiếp tục phát triển thì buộc phải đầu tư vào lĩnh vực liên quan nhằm mở rộng thị phần, HP đã mua Compaq, nhưng cơ cấu tổ chức vẫn chưa kịp phát triển kịp theo, nên máy tính cá nhân vẫn chỉ là sản phẩm dịch vụ “ăn theo”.

Ba là, HP chưa có chính sách phát triển chuyên biệt cho nhóm sản phẩm dịch vụ máy tính cá nhân.

Ban lãnh đạo của HP đã nhanh chóng nhìn nhận ra vấn đề này, và đến năm 2005, một thay đổi lớn trên toàn cầu về việc chia tách thành ba nhóm:

Nhóm máy tính cá nhân Nhóm in ấn và hình ảnh Nhóm máy chủ và giải pháp.

Ngay sau khi cơ cấu kinh doanh của HP toàn cầu chia tách ba bộ phận kinh doanh tương đối độc lập, mỗi bộ phận kinh doanh có một Tổng giám đốc chịu trách nhiệm riêng, bộ phận máy tính cá nhân đã thực sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mang lại hàng chục tỷ USD cho HP.

Tại Việt Nam, Tổng Giám Đốc phụ trách nhóm máy tính cá nhân đã được trao cho TS. Trịnh Thanh Lâm, là một trong số ít người đầu tiên được biết đến trong giới công nghệ thông tin. Anh đã từng nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho Intel, Microsoft, và cũng đã từng nhiều năm giảng dạy tại khoa Toán – Đại Học Bách Khoa, nhờ đó giúp cho Anh một cách nhìn nhận rất mới mẻ, nhưng khá tổng quan. Anh về HP với cam kết phát triển dịch vụ máy tính cá nhân trong vòng 3 năm tăng trưởng 200% với con số hiện tại 43,81 triệu USD, điều mà tất cả những người làm việc trong giới công nghệ thông tin và HP đều cho là “viển vông”. Hàng năm, HP đặt mức tăng trưởng dựa theo con số báo cáo của tập đoàn số liệu IDG cung cấp thường không quá 12%/năm.

Và điều “kỳ diệu” đã xảy ra ngay sau năm đầu tiên, tức là năm 2007, doanh số dịch vụ nhóm máy tính cá nhân là 81,27 triệu USD, tăng trưởng 185,51% so với năm 2006! Tuy nhiên, phân tích về những thuận lợi, khó khăn, thách thức, thì con số đó không có gì là “kỳ diệu” mà là một xu thế tất yếu nếu biết nắm bắt lấy nó. Nhanh chóng nhận thấy Kênh phân phối bán lẻ đang là điểm bỏ ngỏ, trong khi thị trường dự án cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thời gian diễn ra dự án thì phụ thuộc quá nhiều vào nhiều yếu tố, nên thường chậm trễ về mặt tiến độ đặt hàng, hãng và đối tác chiến lược luôn bị rơi vào tình thế bị động.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ công nghệ thông tin của công ty Hewlett-Packard Việt Nam (Trang 64)