Những thành tựu

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 80)

Việc thể hiện vai trò quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, cơ chế kinh tế ở nƣớc ta đã đƣợc đổi mới với mô hình tổng quát là: áp dụng cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Tuân thủ mô hình kinh tế đó, cơ chế quản lý kinh doanh xăng, dầu ở nƣớc ta cũng đã và đang thực hiện lộ trình để hƣớng đến đích là thị trƣờng.

- Về quản lý chủ thể kinh doanh xăng dầu:

Trƣớc hết, hàng loạt những văn bản pháp luật đƣợc ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc hoạt động kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trƣờng. Hành lang pháp lý là sự gợi mở, là bƣớc chuẩn bị về tâm lý và những điều kiện cho sự chuyển đổi của doanh nghiệp sang hoạt động theo cơ chế thị

trƣờng. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã sẵn sàng cho việc bỏ bao cấp của Nhà nƣớc; sẵn sàng cạnh tranh không chỉ doanh nghiệp trong nƣớc mà cả với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Qua từng giai đoạn, Nhà nƣớc đã thể hiện vai trò của mình điều hành thị trƣờng trên cơ sở tạo điều kiện chủ động cho các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu, từng bƣớc hoàn thiện hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế cùng tham gia.

Việc tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ngày càng đi vào khuôn khổ, đã tạo đƣợc một hệ thống các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu, phá vỡ thế độc quyền nhập khẩu thuộc về các đơn vị đã có cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc đầu tƣ trƣớc và có thời gian tích luỹ khá dài, tạo ra thế đứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và khẳng định ƣu thế vƣợt trội của các đơn vị đƣợc đầu tƣ theo một cách nhìn mới trong cơ chế thị trƣờng.

Nhà nƣớc đã từng bƣớc thiết lập một thị trƣờng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qua đó hình thành chi phí xã hội cần thiết cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và mức lợi nhuận hợp lý. Xu hƣớng này đƣợc định hình sẽ đƣa xăng dầu từ các cảng đầu mối đến nơi tiêu thụ bằng con đƣờng ngắn nhất, loại hình phƣơng tiện có giá cƣớc rẻ nhất và ít qua các khâu trung gian nhất, đem lại lợi ích chung của toàn xã hội. Đã thu hút đƣợc lực lƣợng đông đảo các thƣơng nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào khâu phân phối (hạ nguồn), đƣa xăng dầu tới ngƣời tiêu dùng thông qua hệ thống trên 13.500 cửa hàng xăng dầu trên phạm vi cả nƣớc; trong đó có trên 10.500 cửa hàng xăng dầu thuộc của thƣơng nhân thuộc các thành phần kinh tế (ngoài 3.000 cửa hàng của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu) khác chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nhu cầu xã hội đƣợc tham gia thị trƣờng để ngƣời tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

dầu đã tạo nên một thị trƣờng kinh doanh xăng dầu năng động, hiệu quả với nhiều doanh nghiệp trong nƣớc trực tiếp tham gia canh tranh, đây cũng là thành tựu đạt đƣợc tích cực hơn so với Malaysia thị trƣờng xăng dầu có duy nhất một doanh nghiệp Nhà nƣớc tham gia chỉ chiếm 30% sản lƣợng bán lẻ.

- Về quản lý giá xăng dầu:

Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành cũng nhƣ các đợn vị có liên quan đã có nhiều cố gắng nhằm đảm bảo nguyên tắc trong quản lý, điều hành giá xăng dầu. Cơ chế điều hành giá đã xác định nguyên tắc cơ bản là “Giá bán xăng dầu đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc” Nhà nƣớc thực hiện giám sát, kiểm soát và điều tiết giá xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở theo bình quân giá xăng dầu thế giới 30 ngày để các doanh nghiệp có căn cứ tính toán và đăng ký với cơ quan nhà nƣớc, điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quyền định giá xăng dầu góp phần tạo lập thị trƣờng cạnh tranh.

Việc điều hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, giá xăng dầu trong nƣớc bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hoà lợi ích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin luôn đảm bảo công khai, kịp thời và minh bạch. Bằng chứng là trong những lần tăng giá, Bộ Tài chính đều thực hiện họp báo, giải đáp đầy đủ các câu hỏi của phóng viên báo chí, thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về sự cần thiết phải điều chỉnh giá, nguyên tắc điều hành và mức giá điều chỉnh.

Nhờ sự can thiệp của Nhà nƣớc, đặc biệt trong sự kiểm soát giá xăng dầu, mặc dù giá xăng dầu trên thị trƣờng thế giới biến động rất mạnh nhƣng giá xăng dầu ở Việt Nam khá ổn định và thấp hơn khá nhiều so với giá xăng dầu thế giới. Điều đó đã góp phần ổn định chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất, từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, thực hiện chính sách chống

lạm phát của Chính phủ. Ở Maylaysia, Nhà nƣớc kiểm soát giá theo cơ chế "giá tự động" giá xăng dầu tăng giảm theo xu hƣớng giá thế giới dẫn đến hạn chế trong điều tiết vĩ mô của nền kinh tế đất nƣớc này.

- Quản lý đo lường chất lượng:

Nhà nƣớc thể hiện vai trò của mình thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các hành vi gian lận về số lƣợng, chất lƣợng xăng dầu. Các văn bản Pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh doanh xăng dầu và các cơ quan chức năng giám sát cùng phối hợp kiểm tra giám sát đảm bảo thị trƣờng kinh doanh xăng dầu lành mạnh đáp ứng quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Việc phân cấp cho các cấp Bộ, ngành địa phƣơng tham gia quản lý số lƣợng chất lƣợng về cơ bản đã kiểm soát tốt và hạn chế tối đa các vi phạm của chủ thể kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, các phƣơng tiện phục vụ kiểm tra giám sát số lƣợng, chất lƣợng xăng dầu về cơ bản đã đƣợc trang bị đầy đủ phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trƣờng kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)