Quản lý điều hành giá bán xăng dầu

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 96)

Giá xăng dầu do doanh nghiệp quyết định, Nhà nƣớc chỉ có vai trò định hƣớng và tham gia điều tiết khi có sự biến động lớn của giá quốc tế. Điều tiết không phải là chống lại biến động giá quốc tế mà đảm bảo chuyển đổi thích

ứng giá trong nƣớc với giá quốc tế, không gây sốc cho thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát. Không nên để tình trạng điều chỉnh giá trong nƣớc từng ngày theo biến động giá quốc tế hoặc để tình trạng giá trong nƣớc chênh lệch lớn kéo dài so với giá quốc tế. Về nguyên tắc, giá xăng dầu trong nƣớc phải phù hợp với giá quốc tế, bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh và đảm bảo lợi ích chung của nền kinh tế.

Với cơ chế trao quyền tự quyết định giá, Nhà nƣớc sẽ phải tăng cƣờng chức năng kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, kể cả doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu. Để đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và sự ổn định của thị trƣờng tránh tình trạng cấu kết với nhau giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để nâng giá bán, nhà nƣớc cần ban hành cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến quá trình tăng, giảm giá xăng dầu khi thị trƣờng thế giới có biến động lớn. Để giảm tối đa tình trạng tăng giá để trục lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Nhà nƣớc cần có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm, nếu tái phạm nhiều lần có thể thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Về cơ bản, giá cơ sở cần điều chỉnh theo hƣớng sau:

- Đƣa lợi nhuận định mức ra ngoài giá cơ sở. Việc để lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở có thể gây hiểu lầm và thiếu minh bạch trong xác định lãi - lỗ kinh doanh xăng dầu. Trong cách tính giá cơ sở, cần đƣa lợi nhuận định mức ra ngoài giá cơ sở để minh bạch hơn khi so sánh giá cơ sở với giá bán lẻ khi công bố thông tin, không nhập nhằng lỗ lãi.

- Cần nghiên cứu kỹ để nâng cao định mức chi phí kinh doanh xăng dầu vì định mức chi phí kinh doanh đã lạc hậu (chi phí kinh doanh 600 đ/lít đối với xăng, Điêzen và 400 đ/lít đối với dầu mazut). Nếu yêu cầu doanh

nghiệp chi đúng 400- 600 đồng chi phí kinh doanh định mức thì rất khó bởi chi phí kinh doanh có rất nhiều khoản khác nhau.

- Đƣa ra mức khung chiết khấu cụ thể bởi thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc đang có doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trƣờng chi phối. Trong định mức chi phí kinh doanh xăng dầu cần quy định chiết khấu cho đại lý chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm. Nếu sau này cơ quan thuế quyết toán mà thấy vƣợt thì sẽ bị xử lý. Nếu thấp hơn quy định mà đại lý chấp nhận thì doanh nghiệp có lãi.

- Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tăng, giảm giá. Chu kỳ tăng, giảm giá và bƣớc tính giá bình quân còn tƣơng đối dài (30 ngày), cần rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tăng, giảm giá, có thể là 10 ngày để phù hợp với thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp, hơn nữa để giá trong nƣớc sát với giá thế giới hơn. Hạn chế tình trạng giá trong nƣớc ngƣợc chiều với giá thế giới. Nếu điều chỉnh giá theo tuần sẽ giúp các đầu mối chủ động điều chỉnh theo biến động giá thế giới. Nhƣ vậy không chỉ hài hòa lợi ích doanh nghiệp nhập khẩu, ngƣời tiêu dùng mà các đại lý bán lẻ cũng không bị rơi vào tình trạng ngừng bán khi giá thế giới tăng mà doanh nghiệp nhập khẩu chƣa thể tăng giá nên buộc phải giảm chiết khấu, có thời điểm xuống 50 đồng/lít xăng. Hơn nữa, cũng không có trƣờng hợp giá thế giới giảm nhƣng doanh nghiệp nhập khẩu chƣa phải giảm theo giá cơ sở nên có thể tăng chiết khấu cho đại lý lên đến 1.500 đồng/lít.

Thay vì việc sử dụng chính sách giá trực tiếp nhƣ trƣớc đây, để điều tiết thị trƣờng xăng dầu, Nhà nƣớc nên sử dụng chính sách dự trữ và Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tác động đến thị trƣờng. Theo kết quả điều tra của tác giả, gần 95% các doanh nghiệp cho rằng đây là một giải pháp cho sự phát triển của ngành kinh doanh xăng dầu trong tƣơng lai trong đó 36,2% cho rằng đây là một trong những giải pháp rất quan trọng và 30,5% cho là quan trọng.

Trong thực tế, Quỹ Bình ổn giá đã có những tác dụng tích cực khi đƣợc sử dụng kịp thời để phản ứng với thị trƣờng thế giới, có nguồn lực tài chính nhập khẩu xăng dầu ngay, góp phần vào việc bình ổn giá nói chung, kiểm soát lạm phát. Mô hình Quỹ đƣợc lập tại doanh nghiệp, hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá nên khi đƣợc sử dụng, các DN đã phản ứng kịp thời, giảm thủ tục hành chính. Song việc trích lập và sử dụng Quỹ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2 và cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng sau:

- Để tránh doanh nghiệp không lạm dụng sử dụng Quỹ vào mục đích khác, số tiền trích đƣợc cũng không nên để doanh nghiệp giữ mà nên quản lý tập trung, do cơ quan quản lý nhà nƣớc nắm giữ. Khi để cơ quan nhà nƣớc nắm quỹ, tiền trong quỹ ít nhất phải gửi ngân hàng, sinh sôi, gia tăng quỹ và giảm gánh nặng cho ngƣời tiêu dùng.

- Không nên để doanh nghiệp trích Quỹ dựa trên số liệu họ bán ra nữa mà từ khi nhập về Việt Nam doanh nghiệp phải trích ngay vì rất khó có thể kiểm soát số lƣợng thực bán của doanh nghiệp tại một thời điểm để tính số lƣợng trích quỹ. Tổng mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đƣợc xác định bằng mức trích quy định nhân với sản lƣợng xăng, dầu thực tế đã nhập trong thời gian trích lập Quỹ Bình ổn giá.

- Quỹ Bình ổn giá đƣợc trích lập bằng một khoản tiền cụ thể và đƣợc xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá cơ sở của doanh nghiệp đầu mối. Quy định tạm thời ngừng trích Quỹ khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mƣời hai phần trăm (> 12%) so với giá bán hiện hành; hoặc việc tăng giá xăng, dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống.

- Về cơ chế sử dụng Quỹ Bình ổn giá:

vƣợt bảy phần trăm (> 7%) đến mƣời hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp đầu mối đƣợc quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến bảy phần trăm (≤7%) cộng (+) thêm sáu mƣơi phần trăm (60%) của mức chênh lệch giá tính từ tỷ lệ giá cơ sở tăng vƣợt bảy phần trăm (> 7%) đến tỷ lệ tăng thực tế trong phạm vi tăng vƣợt 7% đến mƣời hai phần trăm (≤ 12%); bốn mƣơi phần trăm (40%) còn lại đƣợc bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá.

+ Trƣờng hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mƣời hai phần trăm (> 12%) so với giá bán hiện hành doanh nghiệp đầu mối đƣợc quyền điều chỉnh giá bán nhƣ trên. Phần chênh lệch còn lại Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thƣơng quyết định công bố các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành chính sách thuế, việc trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá và các biện pháp kinh tế hành chính khác.

+ Trƣờng hợp việc tăng giá xăng dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thƣơng quyết định công bố các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành chính sách thuế, việc trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá và các biện pháp kinh tế hành chính khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 96)