Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 83)

Mặc dù xu hƣớng thay đổi trong quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu đã đem lại những kết quả nhất định đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam những năm qua, song chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với lĩnh vực này còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ:

- Quản lý lý chủ thể kinh doanh xăng dầu:

Môi trƣờng pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh bị hạn chế. Thị trƣờng xăng dầu hiện nay còn có những doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trƣờng (do lịch sử để lại), luôn tiềm ẩn những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, hạn chế tính cạnh tranh. Trong chừng mực nào đó Nghị định 84/2009/NÐ - CP đã tạo ra những rào cản, hạn chế các thành phần kinh tế gia nhập thị trƣờng kinh doanh xăng dầu.

Ðáng chú ý là việc quy định: Tổng đại lý chỉ đƣợc ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một thƣơng nhân đầu mối, đại lý chỉ đƣợc ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng, dầu cho một tổng đại lý hoặc một thƣơng nhân đầu mối và chỉ đƣợc mua bán xăng, dầu với các thƣơng nhân trong hệ thống phân phối của mình để bán cho ngƣời tiêu dùng đã "triệt tiêu" quyền của các tổng đại lý, đại lý đƣợc tự do lựa chọn các thƣơng nhân đầu mối có điều kiện cung ứng hàng tốt nhất và có giá cả hợp lý nhất. Quy định đó không những chỉ hạn chế cạnh tranh mà còn tạo ra những "đặc quyền" cho doanh nghiệp đầu mối, kẽ hở cho việc đầu cơ, găm hàng, ép buộc nhau trong mua bán, trong việc trả hoa hồng..., tạo ra những bất ổn của thị trƣờng trong toàn hệ thống.

- Quản lý giá xăng dầu:

Quy định giá bán xăng dầu đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng, nhƣng quy định về công thức tính giá trong điều hành lại chƣa phải là giá cả cạnh tranh. Mặt hàng xăng dầu, Nhà nƣớc không còn trực tiếp quy định giá, nó đƣợc xác định là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn và giá do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên với hƣớng dẫn về giá cơ sở để hình thành giá bán lẻ xăng, dầu thì về chất vẫn là giá do Nhà nƣớc khống chế. Ngoài những yếu tố cấu thành giá khách quan hoặc là từ giá thế giới hoặc là từ quy định của Nhà nƣớc không phụ thuộc vào doanh nghiệp (nhƣ giá CIF, tỷ giá ngoại tệ, các loại thuế, phí...) có hai yếu tố phải thuộc về quyết định của doanh nghiệp trên cơ sở tín hiệu thị trƣờng thì Nhà nƣớc cũng quy định là: Chi phí kinh doanh và lợi nhuận trong kinh doanh xăng, dầu. Suy cho cùng doanh nghiệp không đƣợc quyền quyết định, do đó quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp không tồn tại trên thực tế.

- Quản lý đo lường chất lượng xăng dầu:

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn còn nhiều vi phạm về đo lƣờng, nhãn hàng hóa vẫn tồn tại ở nhiều địa

phƣơng. Tình trạng dứt dây chì niêm phong bộ phận hiển thị của một số cột đo xăng dầu; nhiều cửa hàng đã trang bị bộ ca đong, bình đong nhƣng chƣa thực hiện việc kiểm định, chƣa đặt đúng vị trí thuận lợi đển gƣời có trách nhiệm hoặc ngƣời mua xăng, dầu có thể kiểm tra kết quả đo theo quy định; một số cửa hàng chƣa thực hiện tốt việc lƣu mẫu, bảo quản mẫu lƣu tại cơ sở, lƣu hồ sơ chất lƣợng hàng hóa; Vẫn tồn tại nhiều cột đo xăng dầu nhƣng khi thực hiện phép đo thƣơng mại bán lẻ có lƣợng thiếu quá giới hạn cho phép, gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, hiện nay cơ quan quản lý liên quan chƣa đủ điều kiện để kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng nhiên liệu Điêzen (DO 0,05%S và DO 0,25%S), các sở ngành liên quan tại các địa phƣơng hiện không có đủ cơ sở vật chất chuyên dụng để kiểm tra chất lƣợng xăng dầu; việc đăng ký kiểm định định kỳ, thông báo cột đo hỏng, đề nghị tháo niêm chì kiểm định đểsửa chữa, đăng ký kiểm định sau sửa chữa của các cửa hàng chƣa đƣợc thực hiện bằng văn bản.

Nguyên nhân của những hạn chế trên do còn thiếu các văn bản cụ thể hóa các quy định của Luật, nghị định trong lĩnh vực quản lý tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực này chƣa quy định đủ chế tài xử phạt cho các hành vi vi phạm về đo lƣờng. Chƣa có văn bản quy định cụ thể về quản lý đo lƣờng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức, ý thức trong chấp hành các quy định về đo lƣờng, chất lƣợng của một số chủ doanh nghiệp chƣa đúng mức, chƣa nghiêm túc. Điều kiện, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ cán bộ, kinh phí còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu trong quản lý đo lƣờng, chất lƣợng của hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Nói tóm lại, trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cho đến nay vẫn là thời kỳ quá độ sang kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Đồng thời, đối với lĩnh vực này Nhà nƣớc vẫn đang trong quá trình tập sự điều hành thị trƣờng. Vấn đề đặt ra là, phải hình thành và phát triển một thị trƣờng xăng dầu cạnh tranh và Nhà nƣớc phải hoàn thiện việc quản lý, điều tiết thị trƣờng ấy để vừa bảo

đảm an ninh năng lƣợng quốc gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tôn trọng lợi ích của ngƣời tiêu dùng.

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 luận văn phân tích thực trạng quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua làm rõ những ƣu điểm hạn chế cần tháo gỡ để hình thành một thị trƣờng kinh doanh xăng dầu phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu phát triển kinh tế đất nƣớc trong thời kỳ mới. Chƣơng 2 làm rõ những nội dung sau:

Luận văn đã khái quát quá trình phát triển, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Phân tích thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu thông qua các công cụ nhƣ: Quản lý chủ thể kinh doanh xăng dầu, quản lý giá, quản lý đo lƣờng chất lƣợng xăng dầu.

Từ kết quả phân tích thực trạng, luận văn đƣa ra những đánh giá khoa học, khách quan về quản lý Nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, cho thấy những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đƣa ra những giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 83)