Quản lý các chủ thể kinh doanh Xăng dầu

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 95)

Từ những đánh giá, phân tích trên cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quản lý các chủ thể kinh doanh xăng dầu cần phải đƣợc nghiên cứu, sửa đổi tạo lập một môi trƣờng pháp lý công khai, minh bạch, bảo đảm việc kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, các giải pháp cụ thể:

Một là, thực hiện cải cách, cơ cấu lại hệ thống kinh doanh xăng dầu, tiếp tục quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh, tăng cƣờng huy động nguồn lực của xã hội cho phát triển ngành xăng dầu. Việc xã hội hoá kinh doanh xăng dầu vừa đảm bảo huy động đƣợc nguồn lực trong xã hội cho nhu cầu rất cao về vốn và công nghệ, đồng thời cũng tăng cƣờng sự giám sát, kiểm tra và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Cùng với việc sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng thống lĩnh thị trƣờng, cần xem xét các điều kiện quy định về kinh doanh xăng dầu (về kho tàng, cầu cảng, phƣơng tiện vận chuyển, hệ thống phân phối...) để tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế cùng gia nhập thị trƣờng, cùng cạnh tranh. Mở rộng các quan hệ mua bán giữa các đầu mối kinh doanh xăng, dầu với các Tổng đại lý, đại lý theo hƣớng: Tổng đại lý đƣợc ký hợp đồng làm tổng đại lý cho ít nhất ba (3) thƣơng nhân đầu mối; đại lý đƣợc ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng, dầu cho ít nhất ba (3) tổng đại lý hoặc ba thƣơng nhân đầu mối.

nghiệp tham gia thị trƣờng, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích thƣơng nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ hệ thống phân phối theo đúng quy hoạch đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.Qua bài học kinh nghiệm của Malaysia, Nhà nƣớc cần nghiên cứu lộ trình mở cửa cho các công ty 100% vốn nƣớc ngoài kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam nhằm thu hút nhiều hãng dầu nƣớc ngoài tham gia cùng cạnh tranh lành mạnh qua đó đảm bảo đáp ứng lợi ích của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

Ba là, chuẩn hóa các điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong quá trình gia nhập ngành cũng nhƣ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi cho nhau khi kinh doanh không đạt hiệu quả nhƣ mong đợi. Hiện nay Nhà nƣớc đã quy định những điều kiện đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu và phân phối xăng dầu. Các quy định này cần đƣợc chuẩn hóa theo hƣớng ngày càng đƣợc nâng lên và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thế giới. Đặc biệt, trong các quy định này, phải chuẩn hoá các điều kiện đối với của hàng xăng dầu nhƣ chuẩn về quy mô, chuẩn về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật, chuẩn về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trƣờng, chuẩn về vận hành, chuẩn về dự trữ...

Bốn là, Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nƣớc và đáp ứng trên 30% nhu cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trƣớc hết phải đƣợc tiêu dùng tại thị trƣờng trong nƣớc thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ nhƣ xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo đƣợc nguồn thu tối đa cho ngân sách Nhà nƣớc vừa bám sát giá thị trƣờng thế giới, không qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá bán lên cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)