Quan điểm nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 90)

xăng dầu và chủ trƣơng xây dựng các Nhà máy lọc dầu trong nƣớc

3.1.4.1. Quan điểm nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu

Trƣớc mắt và lâu dài Nhà nƣớc phải thống nhất quản lý kinh doanh xăng dầu, bảo đảm an ninh năng lƣợng, nền tảng của an ninh kinh tế, chính trị và quốc phòng. Kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam là kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Tăng cƣờng trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, không trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách quản lý của Nhà nƣớc sẽ chỉ mang tính định hƣớng nhằm đảm bảo sự bình đẳng, nâng cao tính thị trƣờng đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (cạnh tranh lành mạnh), đảm

bảo sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội.

Phát triển khả năng tự điều chỉnh của hệ thống cung ứng xăng dầu. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với quyền tự quyết lớn hơn chính là một trong những điều kiện cơ bản để tạo sự cạnh tranh cho thị trƣờng kinh doanh xăng dầu và mở ra cơ hội đối với các đối thủ tiềm năng tham gia thị trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xăng dầu, nâng cao lợi ích của ngƣời tiêu dùng và xã hội. Nhà nƣớc chỉ can thiệp vào thị trƣờng khi có sự biến động quá lớn về giá cả trên thị trƣờng thế giới và những biến động đó làm cho giá xăng dầu trong nƣớc có sự thay đổi đột biến, tác động xấu đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế và đời sống của nhân dân, đặc biệt là khi có biến động tăng giá đột ngột. Nhà nƣớc khi đó sẽ sử dụng biện pháp bình ổn qua thuế và Quỹ bình ổn xăng dầu cũng nhƣ nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia. Tuy nhiên, việc tự điều chỉnh của hệ thống xăng dầu muốn hoạt động đƣợc thì cơ chế cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cũng phải đƣợc đảm bảo để tránh tình trạng bắt tay nhau giữa các nhà nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu nhằm giữ mức giá bán ở mức cao hơn thu lợi bất chính. Tình trạng này dƣờng nhƣ vẫn đang tồn tại ở thị trƣờng kinh doanh xăng dầu Việt Nam khi giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu của tất cả các nhà nhập khẩu và kinh doanh là nhƣ nhau hoặc có sự chênh lệch không đáng kể.

Đổi mới chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu phải đƣợc tiến hành đồng bộ về quyền nhập khẩu, chỉ tiêu nhập khẩu, giá cả, thuế, quyền phân phối và tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp để đƣợc tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu phải đáp ứng đƣợc những điều kiện chặt chẽ và khắt khe về tài chính và kỹ thuật cũng nhƣ tuân thủ quy hoạch tổng thể về kinh doanh xăng dầu của Chính phủ (do Bộ Công thƣơng phối hợp với các Bộ ngành có

liên quan lập và công bố công khai). Quy hoạch này sẽ phải phù hợp với định hƣớng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế- xã hội.

Xây dựng các điều kiện tổ chức thị trƣờng xăng dầu bảo đảm chống độc quyền, cạnh tranh lành mạnh và Nhà nƣớc kiểm soát đƣợc thị trƣờng, ổn định cung cầu, chống gian lận thƣơng mại. Mở cửa và hội nhập kinh doanh xăng dầu, chấm dứt bế quan toả cảng trong lĩnh vực này nhƣ hiện nay. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra đối với một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham gia vào thị trƣờng này. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu một phần sẽ góp phần nâng cao hiệu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, mặt khác sẽ tạo điều kiện để nhà nƣớc rút một phần vốn chuyển sang các ngành khác có tầm quan trọng hơn. Nhà nƣớc, với vai trò điều tiết vĩ mô cần tập trung thực hiện tốt các chức năng cơ bản của mình trong nền kinh tế thị trƣờng đó là đƣa ra các định hƣớng, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận tiện, thực hiện chức năng điều tiết và kiểm soát, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động.

3.1.4.2. Chủ trƣơng xây dựng các Nhà máy lọc dầu trong nƣớc

Trong Quy hoạch ngành Dầu khí Việt Nam, nƣớc ta hiện có 5 dự án lọc hóa dầu lớn (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Vũng Rô và Nam Vân Phong) đã đƣợc phê duyệt cấp phép đầu tƣ với tổng công suất trên 45 triệu tấn/ năm. Gần đây, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) công bố sẽ đầu tƣ xây dựng dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định) với số vốn đầu tƣ khổng lồ lên tới 28,7 tỷ USD, công suất 30 triệu tấn/năm. Với tổng cộng 6 dự án lọc hóa dầu quy mô lớn, công suất lọc dầu trên 70 triệu tấn/năm.

Hiện tại, mới chỉ có Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt động từ năm 2009 với công suất 6,5 triệu tấn/ năm, đáp ứng 30% nhu cầu

xăng dầu trong nƣớc. Nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2025, thời gian tới nhà máy này sẽ nâng công suất dự kiến lên 10 triệu tấn/năm.

Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) với công suất 200.000 thùng/ ngày (tƣơng đƣơng 10 triệu tấn/năm) với số vốn đầu tƣ dự kiến 7,5 tỉ USD mới hoàn thành xong việc huy động vốn vào tháng 7 năm nay. Việc xây dựng dự kiến sẽ đƣợc tiến hành vào tháng cuối năm 2013.

Dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu); Vũng Rô (Phú Yên) hay Nam Vân Phong (Khánh Hòa) đều đã đƣợc cấp phép đầu tƣ từ năm 2009 trở về trƣớc hiện đang giải phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tƣ.

Tập đoàn Dầu khí Thái Lan PTT sẽ đầu tƣ dự án lọc hóa dầu ở Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) với số vốn đầu tƣ lên tới 28,7 tỉ USD và công suất dự kiến 30 triệu tấn/năm. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện đang tham gia vào dự án lọc dầu Nam Vân Phong

Bảng 3.1. Các dự án nhà máy lọc dầu tại Việt Nam

TT Tên Dự án Ðịa điểm Công suất Thời gian đƣa vào vận hành 1 Nhà máy lọc dầu Dung Quất Dung Quất, Quảng Ngãi 6,5 triệu tấn/năm 2009 2 Mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất Dung Quất, Quảng Ngãi Mở rộng trên 10 triệu tấn/năm Trƣớc 2020 3 Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn

Nghi Sơn, Thanh Hóa 10 triệu tấn/năm (mở rộng đến 20 triệu tấn/năm)

Giai đoạn 1 hoàn thanh vào 2017

4 Nhà máy lọc dầu Long Sơn Long Sơn, Vũng Tàu 10 triệu tấn/năm (mở rộng đến 20 triệu tấn/năm) Khoảng năm 2020 (Ðã lập một số báo cáo khả thi) 5 Nhà máy lọc dầu Vũng Rô Hòa Tâm,

Phú Yên 8 triệu tấn/năm

Khoảng năm 2017 (Ðang lập thiết kế chi tiết) 6 Nhà máy lọc dầu

Nam Vân Phong

Vân Phong, Khánh Hòa 10 triệu tấn/năm Khoảng năm 2020 (Ðang lập báo cáo khả thi)

7

Liên hợp lọc hóa dầu Nhõn Hội (Chƣa bổ sung vào quy hoạch

Khu kinh tế nhơn hội, Bình định 30 triệu tấn/năm Khoảng năm 2020 (Chuẩn bị lập báo cáo khả thi)

Nguồn Bộ Công thương, năm 2012

Nhƣ vậy, trong tƣơng lai gần, trƣớc thời điểm Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến vận hành (năm 2017) với lƣợng xăng dầu sản xuất trong nƣớc của Nhà máy lọc dầu Dung Quất thì mới đáp ứng đƣợc khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, còn lại sẽ vẫn tiếp tục bù đắp thông qua con đƣờng nhập khẩu. Khi các nhà máy lọc dầu kể trên đi vào hoạt động ổn định theo công suất thiết kế, với 100% cầu về xăng dầu đƣợc đáp ứng thì các chính sách nhằm ổn định thị trƣờng xăng dầu sẽ chủ động hơn, vì khi đó sự phụ thuộc vào sản phẩm xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm dần cộng với chính sách dự trữ hợp lý việc phụ thuộc quá lớn vào giá xăng dầu trong ngắn hạn sẽ giảm xuống. Trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng cao có thể dùng lƣợng dự trữ cộng với sản lƣợng tự sản xuất trong nƣớc để ổn định thị trƣờng và khi giá

cả thế giới ổn định sẽ tiếp tục nhập để bù vào lƣợng dự trữ đã đƣa ra thị trƣờng trƣớc đó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam (Trang 90)