PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Ngọc H (Trang 38 - 39)

VÀ DỊCH VỤ NGỌC HÀ.

3.1PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ.

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ. DỊCH VỤ.

Ngành thương mại dịch vụ là một trong ba khối ngành kinh tế của một nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của thương mai dịch vụ phản ánh sự phát triển của nền kinh tế và mức sống của người dân quốc gia đó. Với những nước có nền kinh tế phát triển thì tỷ trọng ngành dịch vụ thường chiếm tỷ lệ cao trong GDP, đó là thể hiện cho cơ cấu kinh tế hiện đại. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tri thức do đó dịch vụ cao là cái lõi mà nước ta đặc biệt chú trọng. Giai đoạn 1986-2011, khu vực dịch vụ tăng trưởng bình quân là 6,9% cao hơn mức tăng trưởng của cả nền kinh tế (6,8%). Có thể nói sau khi gia nhập WTO, ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại bán lẻ, du lịch, tài chính ngân hàng. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2011 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước ước đạt 2.004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2010. Đây là mức tăng khá cao trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay. Theo xu hướng đó, ngành thương mại dịch vụ những năm tiếp theo được đánh giá là vẫn trên đà tiếp tục phát triển. Chính phủ trong giai đoạn tới vẫn tập trung ưu tiên phát triển ngành thương mại dịch vụ cụ thể như:

- Bảo đảm cung cầu những mặt hàng trọng yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và của nền kinh tế.

- Tập trung phát triển hệ thống phân phối và hệ thống sản xuất các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng…

- Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thị trường, phân tích diễn biến cung cầu và giá cả thị trường; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường nội địa.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Ngọc H (Trang 38 - 39)