Để duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, công ty đã thực hiện tiến trình các công tác từ nghiên cứu môi trường, phân tích cơ hội, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và hoạch định các chương trình marketing.
- Nghiên cứu thị trường và phân tích cơ hội: Đây là hoạt động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để cập nhập thông tin về cung, cầu hàng hóa trên thị trường, xác định những nhu cầu mới phát sinh, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, các chính sách của Nhà nước…Hiện nay thực hiện công tác nghiên cứu này do phòng kinh doanh của công ty thực hiện. Các nhân viên đi đến từng khu vực chi nhánh phụ trách tìm hiểu tâm lý khách hàng, xác định tình hình tiêu thụ tại thị trường đó, khách hàng tiêu dùng chủ yếu, đối thủ cạnh tranh đe dọa thị phần, những ưu đãi về chính sách đối với địa phương mà công ty đang hoạt động…Từ những thông tin cập nhập được phòng kinh doanh sẽ phân tích và đề xuất những phương án kinh doanh cho phù hợp với từng địa phương để ban lãnh đạo công ty ra quyết định. Cách thức mà công ty dùng để nghiên cứu thị trường hiện nay là gọi điện trực tiếp hoặc cử nhân viên xuống điều tra, lập phiếu thăm dò…còn để phát hiện các nhu cầu mới, công ty sẽ tổ chức các buổi hội thảo, sự kiện khách hàng. Qua đó, công ty có thể đánh giá đươc chất lượng sản phẩm, giá cả mà công ty đang phân phối, đánh giá của khách hàng về chi nhánh để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
- Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu: Sau hoạt động nghiên cứu, công ty sẽ tiến hành phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị trường là việc xác định đặc điểm chung của một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể, dựa trên những tiêu thức như khu vực địa lý, các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập…), các yếu tố về tâm lý, và phân theo hành vi. Mục đích của việc phân đoạn thị trường là giúp công ty có thể thấy được những cơ hội trên thị trường thông qua nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo tiền đề để tiến hành xây dựng chiến lược thị trường.
hành đánh giá các phân khúc để xem quy mô, mức độ tăng trưởng, mức độ hấp dẫn của từng phân khúc để từ đó lựa chọn ra thị trường mục tiêu phù hợp với mục tiêu, năng lực của công ty.
- Hoạch định chiến lược phát triển thị trường: Từ đặc điểm thị trường mục tiêu mà công ty lựa chọn, phòng kinh doanh sẽ tiến hành hoạch định các chương trình marketing để tiếp cận và phát triển thị trường như sử dụng các chính sách về giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối và xúc tiến. Về sản phẩm là văn phòng phẩm như giấy, vở là mặt hàng không bền, mua sắm thường xuyên hoặc sản phẩm như máy tính, máy hủy tài liệu, máy in là mặt hàng bền, công ty ưu tiên đến chất lượng sản phẩm, mua hàng có nhãn hiệu uy tín. Về giá cả, do đối tượng khách hàng là những người mua hàng với số lượng nhiều, giá trị đơn hàng lớn nên công ty luôn đảm bảo chính sách giá khá ưu đãi. Về chiến lược phân phối, hiện nay công ty sử dụng hai kênh là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Tùy vào từng sản phẩm, đặc điểm thị trường mà công ty có những hướng lựa chọn kênh cho phù hợp. Chiến lược cuối cùng trong công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường là hoạt động xúc tiến. Hiện nay để xây dựng hình ảnh của mình, công ty đã sử dụng hai chiến lược truyền thông. Đó là truyền thông trực tiếp qua các nhân viên kinh doanh đến gặp gỡ khách hàng và truyền thông gián tiếp qua các phương tiện điện tử như internet, điện thoại…Ngoài ra công ty cũng chú trọng đến hoạt động khuyến mãi một mặt nâng cao sức mua, mặt khác tạo dựng hình ảnh của công ty trên thị trường.