Khó khăn trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường nước xả thải công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 90)

- Trung tâm Quan trắc

3.2.2.Khó khăn trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường nước xả thải công nghiệp

4. Chi phí vận hành HTXLNT (triệu đồng/tháng) < 100 mP

3.2.2.Khó khăn trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường nước xả thải công nghiệp

trường nước xả thải công nghiệp

3.2.1. Những thuận lợi trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường nước xả thải công nghiệp xả thải công nghiệp

- Nhận thức của người dân, chủ các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả ban đầu.

- Công tác quản lý môi trường đang từng bước đi vào hoạt động có nề nếp và ngày càng hiệu quả.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ngày càng chặt chẽ và đạt hiệu quả.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và có chiều sâu.

3.2.2. Khó khăn trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường nước xả thải công nghiệp công nghiệp

Mặc dù trong những năm gần đây, nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của người dân và của các chủ doanh nghiệp đã được nâng lên, tuy nhiên ý thức chấp hành của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn thấp. Kết quả điều tra cho thấy khá nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng trách nhiệm xử lý nước thải là của chung các cơ quan nhà nước chứ không phải của từng doanh nghiệp. Việc đóng phí nước thải chẳng đem lại lợi ích nào cho doanh nghiệp vì vậy không nên tiếp tục áp dụng. Nhiều doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm nộp phí nước thải, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo

quy định; đặc biệt là không tiến hành hoạt động quan trắc chất lượng môi trường định kỳ theo quy định.

Thực tế là rất nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm và có lưu lượng nước thải lớn đã không chịu kê khai và nộp phí nước thải. Trong khi đó cơ quan quản lý môi trường lại chưa có chế tài đủ mạnh để xử phạt việc không nộp hay chậm nộp phí của các doanh nghiệp.

Một vấn đề cần quan tâm trong việc thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại các làng nghề, đó là sự phớt lờ các quy định quản lý nước thải của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp được điều tra nói riêng. Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất chế biến đều phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tiến hành xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào môi trường, phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận hành hệ thống xử lý nước thải, hoặc không đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Một số doanh nghiệp khi bị thanh - kiểm tra và xử phạt, họ cũng trốn tránh trách nhiệm nộp phạt mà không bị các biện pháp xử lý tiếp theo. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp khác trở nên “nhờn thuốc”, tiếp tục vi phạm chứ không có động thái tích cực để tuân thủ các quy định về quản lý môi trường.

Bảng 3.1. Nguyên nhân các đơn vị điều tra không tuân thủ quy định về quản lý nước thải

1. Lý do không xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 90)