- Công nghệ không đáng tin cậy để áp dụng trong thực tiễn
4. GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành)
2.2. Tình hình phát triển làng nghề công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy.Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, có thể phân thành 3 nhóm như sau: - Số làng nghề phát triển tốt: có 20 làng nghề, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt... Những làng nghề này sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản xuất.
- Số làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được: 26 làng nghề, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng...
- Số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 16 làng nghề, chiếm 26%. Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không còn
thích hợp với thị trường, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như gốm, dụng cụ cầm tay, tranh dân gian, mây tre đan...
Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các làng nghề, số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ đến 1.500 tỉ đồng/năm.
Làng nghề ở nông thôn phát triển đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là làng nghề Đồng Kỵ, sản phẩm của làng nghề hiện nay đã có hàng trăm mẫu mã khác nhau, được xuất khẩu sang các nước như: Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Italia, Trung Quốc, Thái Lan ... Doanh thu hàng năm đạt 30 tỷ đồng, nộp ngân sách từ 230 triệu - 270 triệu đồng.
Thị trường trong nước và ngoài nước được mở rộng đã có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Cho đến nay đã có khá nhiều làng nghề được phục hồi, thậm chí có những làng đã phát triển vượt bậc. Doanh thu của các làng nghề có sự tăng trưởng với tốc độ khác nhau. Đã huy động được nguồn vốn đáng kể trong nhân dân vào phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2008 đạt 477,05 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả và sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín cao trên thị trường trong nước và thế giới như: gỗ mỹ nghệ Hương Mạc, Phù Khê; sắt Đa Hội; tơ tằm Vọng Nguyệt; đúc đồng Đại Bái ...
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như sản xuất còn chưa ổn định, khả năng tổ chức quản lý, nguồn
thiết bị, tài chính, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng, công nghệ đều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó chất lượng sản phẩm làm ra thấp, không cạnh tranh được thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, hầu hết các làng nghề trong tỉnh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát. Tuy Bắc Ninh có số cơ sở sản xuất lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Cộng thêm, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã trở thành điều bức xúc, không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du). Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không khí lại tập trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, nhựa, sơn màiv... Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh cho thấy, mỗi ngày các làng nghề của xã Châu Khê thải ra 40 - 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700 mP
3
P0T0Tnước, 255 - 260 tấn khí (chủ yếu là COR2R) và khoảng 6 tấn bụi. Môi trường đất bị chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống. Ước tính trong 5 - 7 năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san
lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được. Còn hiện tại ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá chết hàng loạt sau khi bơm nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào. Vì vậy, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện đang là vấn đề nan giải nhằm tạo sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tổng quan các làng nghề tiến hành nghiên cứu trong đề tài: