Nhóm làng nghề cơ, kim khí

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 84)

- Trung tâm Quan trắc

3.2.2.Nhóm làng nghề cơ, kim khí

4. Chi phí vận hành HTXLNT (triệu đồng/tháng) < 100 mP

3.2.2.Nhóm làng nghề cơ, kim khí

Do tiến bộ của công nghệ và nhu cầu của thị trường, nghề này đang dần bị thu hẹp. Do đó, trong giai đoạn tới cần:

- Các lĩnh vực sản phẩm định huớng để tham gia vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Tập trung vào sửa chữa, phát triển các sản phẩm đơn lẻ dùng trong gia dụng, nội thất, phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng. Xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp cận với các nhà máy xí nghiệp sản xuất các loại linh kiện cơ khí phục vụ các lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, máy vi tính, thiết bị viễn thông.

- Tiếp tục đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã để thích ứng với nhu cầu thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (khói, bụi, khí thải độc hại, nước mạ, tiếng ồn...) tiến tới phát triển bền vững khu vực sản xuất kinh doanh.

- Triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cụm công nghiệp làng nghề đã quy hoạch như: Cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê mở rộng, Cụm công nghiệp làng nghề Văn Môn (Yên Phong)...

Đảm bảo nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu chính của các nghề kim khí là đồng, sắt và bạc. Đồng, sắt thường là phế liệu do những người buôn bán nhỏ thu gom. Bạc phải nhập khẩu qua các công ty đặt hàng. Về lâu dài, nguồn phế liệu sẽ cạn dần. Vì vậy cần phải có kế hoạch cung cấp nguyên liệu đồng và sắt chính phẩm cho các cơ sở sản xuất.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất: Nghề rèn sắt hiện còn rất ít, những năm qua, phần lớn cơ sở rèn sắt chuyển sang cán sắt bằng máy và làm các loại thép xây dựng. Nghề đúc đồng chủ yếu vẫn giữ cách đúc thủ công, máy nhỏ chỉ dùng để sửa sau khi đúc. Nghề gò đồng, chạm bạc cũng sử dụng một số máy ở công đoạn cán thành phẩm và đánh bóng, còn vẫn làm bằng tay. Công việc

sản xuất truyền thống đã trở thành đặc điểm của nghề và cần phải được bảo tồn. Cần nghiên cứu và sử dụng các kỹ thuật phủ và xử lý bề mặt để bảo vệ sản phẩm được lâu bền.

Cải thiện điều kiện làm việc: Nghề sản xuất thép hiện nay đã sản xuất với khối lượng lớn nên không thể sản xuất trong không gian chật hẹp tại các gia đình được nữa: bụi, khí độc, nước thải, hơi nóng, phế liệu v.v..

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 84)