- Trung tâm Quan trắc
4. Chi phí vận hành HTXLNT (triệu đồng/tháng) < 100 mP
3.1.5. Nhóm làng nghề làm giấy
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất có điều kiện đầu tư công nghệ mới, thay đổi mặt hàng đạt chất lượng cao phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế.
- Hỗ trợ di dời các doanh nghiệp, các hộ sản xuất ra các cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch.
- Nâng cấp các cơ sở hạ tầng làng nghề về giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước... phục vụ cho khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường.
- Lập dự án đầu tư và triển khai xây dựng các hạng mục để từng bước giải quyết ô nhiễm môi trường như nước thải, chất thải khí.
- Hoàn chỉnh các cụm công nghiệp làng nghề đã được triển khai xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Không khuyến khích phát triển mở rộng một số làng nghề sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong vùng vành đai xanh và ven các khu đô thị đã có và các khu đô thị đang quy hoạch huyện, thị xã.
Quy hoạch một số sản phẩm làng nghề trọng tâm gắn với phát triển du lịch: Một số làng nghề bước đầu đã thu hút được khách như Gốm Phù Lãng, Tranh Ðông Hồ, Gỗ Ðồng Kỵ, làng Quan họ cổ Diềm…Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề. Du lịch qua các làng nghề truyền thống là một hướng đi phù hợp với hệ thống các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay. Để hình thành làng nghề du lịch cần phải có các yếu tố sau đây. Thứ nhất, sản phẩm của làng nghề du lịch phải
phong phú và độc đáo, thể hiện được tính sáng tạo và nghệ thuật tài hoa của người thợ. Thứ hai: Phải bảo tồn được những nét văn hoá mang bản sắc dân tộc. Đối với làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề là một cơ hội để giữ làng và giữ nghề.
7T