Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 87)

- Trung tâm Quan trắc

3.1.3.Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

4. Chi phí vận hành HTXLNT (triệu đồng/tháng) < 100 mP

3.1.3.Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện là nhóm hàng đang có thị trường trong nước phục vụ du lịch và xuất khẩu. Sản xuất của nhóm hàng này vẫn còn có nhiều tiềm năng về nguyên liệu và lao động

a. Nhóm làng nghề gốm sứ mỹ nghệ:

Đảm bảo nguồn nguyên liệu: Nghề gốm tiêu thụ rất nhiều nguyên liệu, mà đất sét chỉ có giảm đi chứ không tái tạo ta được. Bởi vậy, tuy sẵn có vẫn phải có kế hoạch khai thác đất sét ở từng vùng. Cần có sự liên kết giữa các làng nghề gốm với các vùng nguyên liệu để đưa ra một kế hoạch khai thác hợp lý.

Hoàn thiện công nghệ và điều kiện sản xuất: Nghề gốm hiện nay đã sản xuất với khối lượng lớn nên không thể sản xuất trong không gian chật hẹp tại các gia đình được nữa, bụi, khí độc, nước thải, hơi nóng, phế liệu... làm cho từng làng nghề gây ô nhiễm trầm trọng. Cần có quy hoạch lại nơi sản xuất phù hợp với quy mô sản lượng cần thiết. Tập trung chính vào hoàn chỉnh kỹ thuật nghiền đất và lò nung là 2 khâu gây ô nhiễm nhiều nhất. Hoàn thiện các loại lò nung dùng điện và gas.

Cải tiến chất lượng và phát triển thị trường: Tăng cường việc đào tạo kỹ thuật thủ công tinh xảo và kiến thức thẩm mỹ để sản phẩm gốm đẹp hơn, hợp lý hơn. Cần hướng đồ gốm thêm vào trang trí nội thất và kiến trúc do nhu cầu ngày càng tăng. Tăng cường nghiên cứu để phát triển thêm nhiều mặt hàng

gốm xuất khẩu. Phù Lãng cần có một tổ chức hội ngành nghề cho riêng mình để có chiến lược dài hơi trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu gốm Phù Lãng.

b.Nhóm làng sản phẩm gỗ mỹ nghệ:

Điển hình là làng Đồng Kỵ, Hương Mạc, Phù Khê, Tam Sơn… chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.

Đảm bảo nguồn nguyên liệu: Sau nhiều năm khai thác bừa bãi, nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt và hạn chế. Các sản phẩm gỗ thông dụng đang được thay thế bằng các loại gỗ quý thì phải nhập gỗ từ nước ngoài. Do vậy, cần tiếp tục xây dựng kế hoạch nhập gỗ từ nước ngoài và nhất thiết phải tiến hành ngay công tác quy hoạch rừng và tổ chức trồng rừng quy mô lớn. Đồng thời nghiên cứu áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật xử lý để cải thiện chất lượng các loại gỗ thông dụng, phát triển các loại sản phẩm bằng ván ép. Ngoài ra có chính sách hạn chế sử dụng gỗ quý.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất: Cần áp dung các kỹ thuật xử lý gỗ, đặc biệt là để có thể tăng độ bền và vẻ đẹp của các loại gỗ thường, thay thế dần các loại gỗ quý hiếm. Hoàn thiện hơn kỹ thuật chế tạo các sản phẩm từ ván ép. Trong khâu hoàn thiện, cần tiến tới bỏ hẳn việc sử dụng các loại dầu bóng có pha hóa chất độc hại, khôi phục lại các cách đánh bóng truyền thống bằng các vật liệu thiên nhiên, giữ được màu tự nhiên của gỗ.

Nâng cao tay nghề: Hiện nay máy móc được sử dụng khá phổ biến trong nghề mộc và chạm khắc gỗ, cần đào tạo kỹ thuật và kỹ năng vận hành máy để người thợ khai thác tối đa hiệu quả của máy móc. Đối với thợ chạm gỗ, rất cần đào tạo về thẩm mỹ, về giá trị truyền thống và sáng tạo mẫu. Mặt khác, cũng cần nâng cao ý thức và thay đổi quan niệm của người thợ về chất lượng

sản phẩm, các sản phẩm làm ra phải hoàn chỉnh cả bên ngoài và bên trong, cả mặt phải, mặt trái, cả chi tiết lớn và chi tiết nhỏ.

Bảo tồn giá trị truyền thống: Nghề trạm gỗ Việt Nam có truyền thống rất đặc sắc và phong phú nhưng những sản phẩm chạm gỗ hiện nay lại phần lớn là sao chép mẫu nước ngoài. Cần cung cấp tài liệu, đào tạo và hướng dẫn thợ chạm khắc biết sử dụng các mẫu hoa văn truyền thống trong các sản phẩm mới hiện nay. Cần có sự phê phán để đi đến loại bỏ các sản phẩm quá cầu kỳ, rắc rối, không tiện dụng và không phù hợp với phong cách của người Việt Nam.

Phát triển thị trường: Đồ gỗ được coi là mặt hàng xuất khẩu qua trọng cần phát triển nhanh, cần phải nghiên cứu và phát triển mẫu mã sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, phù hợp với sinh hoạt hiện đại của các nước. Do tài nguyên thiên nhiên hạn chế, cần chuyển từ sản xuất hàng loạt với giá trị thấp sang sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ nhưng giá trị cao hơn. Tiềm năng của thị trường xuất khẩu sẽ được cải thiện nếu các sản phẩm gỗ đáp ứng được những yêu cầu sau: (1) Đơn giản hóa các chi tiết chạm khắc-nói chung người nước ngoài không thích chạm khắc quá nhiều, đặc biệt là ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu là các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ chính của Việt Nam; (2) Cải tạo phương pháp xử lý bề mặt sản phẩm gỗ; (3) Đa dạng hóa nguyên liệu gỗ-khách hàng ước ngoài nhìn chung thích gỗ tếch và gỗ thông.

Cải thiện điều kiện làm việc: Trước tiên cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở mở rộng mặt bằng sản xuất, đủ chỗ để bố trí gọn gàng, có trật tự cho các công đoạn của sản xuất. Các loại máy phải có đủ diện tích hoạt động để tránh tai nạn lao động. Có các dụng cụ phòng hộ để tránh bụi và tiếng ồn cho người lao động. Nên chấm dứt sử dụng các loại sơn bóng có hóa chất độc hại.

Mây tre đan xuất khấu ở xã Xuân Lai sản phẩm chủ yếu: Bàn ghế, tranh tre…đã được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Nhật Bản…

Hoàn thiện công nghệ sản xuất: Trước tiên cần chú ý đến hoàn thiện kỹ thuật xử lý nguyên liệu, vừa chống mốc, mọt vừa làm tăng độ bền và vẻ đẹp. Hoàn thiện các loại máy chẻ mây, tre để vừa tránh lãng phí, vừa nâng cao chất lượng sợi và nan chẻ đan. Các kỹ thuật đan thủ công của Việt Nam rất phong phú và tinh xảo, nhưng kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm còn thô sơ, làm giảm giá trị sản phẩm. Cần tập trung nhieuf hơn đến nâng cao kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm mây tre.

Cải tiến chất lượng sản phẩm: Cải thiện điều kiện làm việc: Nghề mây, tre thích hợp với sản xuất gia đình và ít gây ô nhiễm. Cần tập trung tìm giải pháp chống mốc, mọt thay cho việc sấy lưu huỳnh để khỏi ảnh hưởng sức khoẻ của con người. Đối với đồ mây tre nội thất, nên giúp cho người thợ tổ chức thành xưởng tách biệt với nơi ở để tránh bụi, tiếng ồn và rác thải.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 87)