Định hướng phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 82)

- Trung tâm Quan trắc

4. Chi phí vận hành HTXLNT (triệu đồng/tháng) < 100 mP

3.1. Định hướng phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh

7T

Với hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề như hiện nay, công tác quy hoạch bảo vệ môi trường làng nghề hết sức quan trọng. Đi đôi với việc xây dựng Khu công nghiệp tập trung, đồng thời trên cơ sở hoàn thiện và phát triển 23 KCN làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ hiện có.

7T

Công tác quy hoạch phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề trở nên rất bức thiết trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ sở sản xuất của làng nghề chủ yếu là tập trung và xen kẽ với khu dân cư. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường.

Về thị trường: Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thông qua hình thức quảng bá thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin (đài, báo, internet...), triển lãm, hội trợ trong nước và quốc tế, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả hàng hoá; Đẩy mạnh và chú trọng công tác thiết kế, sáng tác mẫu mã đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Tăng cường sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan thường vụ Việt Nam tại nước ngoài; xây dựng mối liên kết hữu cơ giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở các vùng khác, với các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo nên hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên, vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Về vốn: Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, từ các nguồn tự có trong dân, vay ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, từ các tổ chức khác. v.v…

Về nguồn nguyên liệu: Liên doanh, liên kết với một số tỉnh bạn để nhận cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề. Hình thành các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Hình thành các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu cho làng nghề.

Về kỹ thuật, công nghệ: Với những ngành nghề có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm phục vụ công nghiệp phụ trợ, cần được khuyến khích đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp để tăng cường nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất của làng nghề.

Về sử dụng và đào tạo lao động: Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn. Tăng cường công tác giới thiệu việc làm tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề theo nhiều ngành nhiều cấp khác nhau. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.

Về phát triển cụm công nghiệp làng nghề: Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của thành phố và các huyện; tạo mặt bằng cho các cơ sở và các tổ chức dịch vụ làng nghề, hình thành một cách khoa học sự phân công và hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với nhau, giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở dịch vụ, đồng thời có điều kiện xử lý ô nhiễm chất thải theo hướng tập trung, đồng bộ.

Về Môi trường: Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống khu vực dân cư tại địa bàn tỉnh có làng nghề. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất.

Về phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và các yếu tố văn hóa, nghệ thuật của sản phẩm. Phát triển nghề và làng nghề còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hoá truyền thống, các công trình văn hoá (như bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, làng cổ, làng văn hoá…) và lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nghề (truyền thống nghề, tôn vinh tổ nghề…). Đối với một số ngành nghề truyền thống lâu đời đã, đang bị mai một cần được hỗ trợ để lưu giữ lại nghề ở quy mô nhỏ nhằm thu hút khách du lịch, phục vụ công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

Căn cứ vào thế mạnh của địa bàn tỉnh, làng nghề của Bắc Ninh trong thời gian từ 2011-2020 cần định hướng quy hoạch một số nhóm ngành nghề truyền thống như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)