Những thách thức

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án kè cứng hóa bờ sông hồng (Trang 64 - 67)

1. Năng lực quản lý của cán bộ điều hành dự án còn yêu

Trên thực tế ý thức châp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của một số bộ phận cán bộ nhân viên quản lý dự án trong ban dự án kè cứng hóa bờ sông Hồng còn yếu, không nắm chắc văn bản quy phạm luật định. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm còn thấp, không phát hiện ra những sai xót trong thiết kế, tính chi phi thiếu, quản lý chất lượng tiến độ không chuẩn, lập kế hoạch quản lý còn nhiều thiếu xót. Khi quyết định đầu tư không nghiên cứu kỹ các điều kiện về môi trường, thị trường vùng nguyên liệu, các tài liệu địa chất công trình, thủy văn, hoạch định khu vực tái định cư không phù hợp và thich ứng với đời sống của người dân di dời. Tình trạng tiêu cực, mất mãn thường xuyên xẩy ra gây nhiều tai tiếng và ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng quản lý của ban.

Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện không tuân thủ đầy đủ quy trình quy định của ban, dẫn đến việc quản lý chi phí và giải ngân nguồn ngân sách gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian đầu tư của dự án. Thủ tục hạch toán quyết toán công trình chưa thực hiện chuẩn do quá trình quản lý hồ sơ chất lượng dự án công trình không sát sao dẫn đến việc hoàn thiện hồ sơ trong giai

đoạn quyết toán mất nhiều thời gian và thủ tục. Nhiều dự án công trình khi xây dựng ứng vốn cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư chỉ ký xác nhận khối lượng thực hiện tạm thời so với khối lượng thực hiện thực tế trên công trình mà không yêu cầu làm hồ sơ nghiệm thu thanh toán chi tiết dẫn đến khi hoàn thiện công trình thi thủ tục hồ sơ chưa hoàn thiện xong và còn nhiều vướng mắc sai xót do phải hoàn thiện lại công tác hồ sơ từ dầu dự án công trình. Đơn vị thi công đã được ứng vốn và thanh toán các giai đoạn nên khi thực hiện công tác quyết toán thủ tục hồ sơ đơn vị không thực hiện một cách nghiêm túc gây mất nhiều thời gian và công sức của cán bộ quản lý trong ban và đó cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý dự án của cán bộ quản lý.

1. Cạnh tranh trong hoạt động tư vấn quản lý dự án ngày càng quyết liệt

Hiện nay nước ta đã xuất hiện nhiều đơn vị tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng không những của nước ngoài mà ngay cả trong nước, được công nhận là có năng lực tốt, hiệu quả cao trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án. Với đội ngũ các giám đốc, cán bộ điều hành dự án chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm thực tế, kiến thức quản lý dự án và chuyên môn sâu rộng, có phương thức cũng như quy trình thực thi dự án chuyên nghiệp đã là cho các chủ đầu tư nước ngoài. Mặt khác Nhà nước đang khuyến khích việc chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án trong và ngoài nước có năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Các công ty nước ngoài đầu tư dự án xây dựng vao nước ta cũng đang xây dựng các bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên nghiệp và kỷ luật cao, với những quy trình quản lý khắt khe và có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là những đối thủ đang chiếm lĩnh quản lý các dự án lớn trong và ngoài nước.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phương thức quản lý dự án, chất lượng công tác quản lý dự án là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công hay thất bại của đơn vị quản lý dự án chuyên ngành. Muốn đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, chi phí của dự án thiết lấp phương thức hữu hiệu để đánh giá thành công hay thất bại của dự án, cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ban quản lý dự án cần có phương thức quản lý dự án đúng đắn, và chuyên nghiệp, có chiến

lước nâng cao năng lực quản lý của mình có như vậy thì ban quản lý dự án mới có thể tồn tại và phát triển.

2. Cơ chế, chính sách về quản lý dự án đầu tư xây dựng còn có những bất

cập

Cơ chế chính sách về quản lý dự án đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, thủ tục đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách còn phức tạp, sự phối hợp giữa các cơ quan không đồng bộ và thiếu chặt chẽ. Thông tư nghị định áp dụng cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được ban hành ra nhưng lại thiếu hướng dẫn áp dụng làm gây khó khăn cho nhà đầu tư xây dựng cũng như quản lý dự án.

Quy hoạch dự án thì thiếu và chưa đi trước một bước dẫn đến nhiều quy hoạch chồng chéo lên nhau làm cho nhiều dự án thực hiện phải làm đi làm lại nhiều lần gây tốn kém chi phí. Tình trạng đầu tư theo phong trào, không theo quy hoạch vẫn còn xảy ra. Vẫn còn tình trạng lập dự án chỉ để đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ, nhiều dự án cheo không thực hiện. Mặt khác, do nhu cầu đầu tư quá lớn, trong khi khả năng cân đối nguồn ngân sách còn hạn chế, dẫn đến việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung.

Chính sách vốn đầu tư vào các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi đê, kè còn được ít quan tâm và đầu tư nguồn vốn, việc phân bổ vốn hàng năm còn nhiều hạn chế gây kéo dài thời gian xây dựng tu bổ các công trình đê kè. Có những dự án xây dựng chờ phê duyệt và phân bổ vốn đến khi chính thức xây dựng và đưa vào vận hành kéo dài rất nhiều năm.

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên liên tục, việc sử lý vi phạm thiếu cương quyết và nghiêm minh, công tác giám sát thực hiện dự án xây dựng hiệu quả còn thấp.

3. Giá cả thị trường xây dựng biến động mạnh

Các dự án xây dựng có những đặc điểm như: quy mô lớn, kết cấu phức tạp, công trình trải dài trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, thời gian thực hiện dự án dài, chu kỳ xây dựng dài, các dự án công trình thường là lộ thiện nên chịu nhiều anh hưởng của yếu tố tự nhiên thiên nhiên về tiến độ xây dựng, kinh tế xã hội, đặc biệt là yếu tố giá cả. Những năm gần đây do tác động khủng hoảng của kinh tế thị

trương làm cho giá cả nguyên vật liệu xây dụng bất ổn và biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh và đến nay chưa có dấu hiệu ổn định. Lạm phát gia tăng góp phần tác động làm cho giá cả tăng theo làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xây dựng công trình không những của những nhà thầu mà còn cho chính những nhà quản lý dự án. Giá cả vật tư, vật liệu, thiết bị, giá nhân công tăng theo làm ảnh hưởng lớn đến giá trị của dự án, tổng mức đầu tư các dự án xây dựng tăng lên do ảnh hưởng của biến động giá, việc quản lý chi phí và khống chế chi phí gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

4. Nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng còn hạn chế

Nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đê kè trên địa bàn Thành phố Hà Nội chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư để xây dựng. Việc phân bổ nguồn vốn hàng năm cho dự án đê kè bảo vệ bờ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp. Vốn ngân sách hàng năm bố chí cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chỉ có hạn, mặt khác nguồn vốn đó được chi phí đầu tư cho nhiều công việc khác nhau, và việc đầu tư xây dựng tu bổ các công trình đê kè trên địa bàn Thành phố chỉ là một hạng mục đâu tư của nguồn vốn.

Chính vì do nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình xây dựng tu bổ đê kè còn hạn chế dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn hàng năm cho các dự án thường không đảm bảo cho chi phí đầu tư và xây dựng thực hiện hàng năm chính vì vậy việc đầu tư xây dựng các công trình đê kè cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế.

3.3. CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án kè cứng hóa bờ sông hồng (Trang 64 - 67)