1. Chức năng nhiệm vụ của Ban.
Ban quản lý dự án Kè cứng hoá bờ sông Hồng thực hiện chức năng quản lý dự án từ khi lập, phê duyệt đến nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Đơn vị được nhận trực tiếp vốn của cơ quan có thẩm quyền cấp vốn hoặc huy động từ các nguồn trong nước và nước ngoài để triển khai dự án.
Ban Quản lý dự án Kè cứng hóa bờ sông Hồng thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư xây dựng bằng nguông vốn ngân sách Nhà nước của Trung ương và Thành phố, được Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông Hà Nội
giao, theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư hướng dẫn số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng.
Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phụ vụ cho việc xây dựng công trình;
Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;
Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ thầu để lựa chọ nhà thầu theo quy định; Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư;
Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình khi có đủ điều kiện năng lực;
Tổ chức nghiệm thu, thanh toán và lập hồ sơ quyết toán theo hợp đồng đã ký kết;
Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;
Nghiệm thu và bàn giao công trình;
Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, khai thác;
Chấp hành nghiêm túc các quy định của Thành phố, của Sở về công tác báo cáo thường xuyên và báo cáo đột xuất;
Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, kinh phí, lao động và các nguồn lực được giao, theo quy định hiện hành;
Ban quản lý dự án kè cứng hoá bờ sông Hồng có nhiệm vụ: Lập, quản lý và triển khai thực hiện các dự án tu bổ đê điều thường xuyên hàng năm từ nguồn vốn Trung ương và Hà Nội, thực hiện kè bờ sông Hồng và các dự án khác do cấp có thẩm quyền giao.
2. Mô hình quản lý.
- Chức năng nhiệm vụ ban giám đốc: thực hiện việc quản lý các dự án, ra quyết định thực hiện và phân công quản lý việc triển khai dự án và quản lý nhân sự trong ban.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện việc quản lý về nhân sự và công tác tổ chức cán bộ nhân viên trong ban.
- Phòng tài chính kế toán: thực hiện việc quản lý tài chính các dự án và chi phí trong ban, quản lý việc thu chi, tiền lương của nhân viên trong ban...
- Phòng kinh tế kế hoạch thực hiện việc lập dự án, lập kế hoạch phân bổ vốn, quản lý việc thực các giai đoạn của dự án, quản lý và triển khai dự án, giám sát chất lượng, chi phí, tiến độ thực hiện các dự án.
Ưu điểm của mô hình quản lý:
- Số lượng phòng ban ít dễ quản lý và điều hành, cán bộ nhân việc được thực hiện tất cả các lĩnh vực trong công tác quản lý thực hiện dự án như: lập kế hoạch, thẩm tra dự án, tham gia tổ đấu thầu, quản lý chất lượng hiện trường, quản lý hồ sơ chất lượng, thanh quyết toán....
Nhược điểm của mô hình:
- Khó đánh giá được hiệu quả thực hiện của từng cán bộ thành việc tham gia thực hiện dự án, chưa quy định trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng, độ chuyên nghiệm
về các lĩnh vực cũng như độ chuyên xâu trong công tác chưa cao. Dẫn đến việc thực hiện trong các giai đoạn của dự án chưa đạt được hiệu quả cao nhất do chưa có cán bộ nhân viên chuyên trách và thực hiện theo chuyên ngành riêng.
- Cần phân ra các phòng ban chuyên trách thực hiện theo từng giai đoạn của dự án cụ thể. Ngoài ra chưa Ban chưa xây dựng phòng thí nghiệm riêng cũng như chưa tuyển dụng thêm các bộ thực hiện giám sát trong công tác an toàn lao động thi công ngoài hiện trường các dự án.