- Chiều cao cây : Dùng thước dây đo mỗi tháng một lần và đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng; mỗi công thức đo 10 cây với 3 lần nhắc lại là 30 cây.
- Số nhánh/cây: Tiến hành đếm số nhánh mỗi tháng 1 lần, đếm 10 cây với 3 lần nhắc lại là 30 cây (cây đậu đỗ ngắn ngày theo dõi theo chu kỳ sinh trưởng).
- Đối với các chỉ tiêu: Năng suất chất xanh, chất khô, sinh khối chất xanh. Theo dõi theo chu kỳ thu hoạch.
- Đối với các chỉ tiêu: Độ ăn sâu của rễ, chiều dài rễ, khối lượng rễ, số lượng nốt sần. Theo dõi 6 tháng 1 lần (Với cây họ đậu ngắn ngày theo dõi theo chu kỳ sinh trưởng – phát triển).
+ Độ ăn sâu của rễ: Sau khi trồng được 6 tháng tiến hành đo độ ăn sâu của rễ cây. Dùng xẻng đào theo chiều thẳng đứng (từ trên xuống dưới), đào đến khi không còn thấy rễ cây nữa thì ta tiến hành đo. Ta đo từ phần dưới gốc đến đỉnh sâu nhất của rễ.
+ Chiều dài rễ : Sau khi trồng được 6 tháng tiến hành đo chiều dài rễ cây. Dùng xẻng đào toàn bộ rễ của cây (chú ý trong quá trình đào không làm đứt rễ cây). Sau đó đem rửa và tiến hành đo : Đo từ phần tiếp giáp giữa rễ và thân thật của cây (gốc) đến đỉnh rễ dài nhất. Mỗi công thức đo 3 cây.
+ Số lượng nốt sần: Mỗi công thức xác định 3 cây (mỗi lần lặp lại xác định 1 cây). Cách xác định số lượng nốt sần: Dùng xẻng đào xung quanh gốc cây (bán kính khu vực đào tùy thuộc vào từng loại cây), lấy toàn bộ lượng đất đào được đem rửa (dùng lưới lọc). Sau khi rửa sạch đất ta tiến hành đếm số lượng nốt sần thu được.
+ Khối lượng rễ : Rễ cây sau khi đào , rửa sạch và đã hong khô thì tiến hành cân (dùng cân chuyên dụng để cân ), cân 3 khóm/lần lặp/công thức (mỗi công thức cân 9 khóm), sau đó lấy giá trị trung bình. Các khóm lấy ở ba vị trí khác nhau của OTC (đỉnh, giữa và chân).