Khả năng sinh trưởng của cây phân xanh họ đậu dài ngày

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 69 - 76)

3.3.1.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây là chỉ tiêu đánh giá quá trình lớn lên của cây qua từng thời gian sống. Chiều cao cây ảnh hưởng đến khả năng chống đổ và liên quan chặt chẽ tới năng suất sinh vật học của cây. Thí nghiệm theo dõi trên 7 giống cây.

Bảng 3.14. Động thái sinh trƣởng chiều cao cây của các loài

Đơn vị: cm

Thời gian Công thức

CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 CT 6 CT 7 CV (%) LSD05 Tháng (năm 2010 – 2011) 5 7,07 4,18 3,80 11,05 43,92 14,33 8,94 17,0 3,97 6 32,75 11,11 9,15 35,42 82,63 25,87 26,18 13,7 7,66 7 62,75 20,62 23,82 87,17 105,2 43,29 43,03 15,7 15,16 8 87,95 40,66 41,67 118,73 126,46 62,49 58,18 13,8 18,49 9 127,54 44,64 69,75 155,74 147,58 75,97 72,35 14,6 25,34 10 146,82 49,25 94,13 175,98 157,67 87,36 86,03 12,8 25,57 11 158,87 54,23 120,45 198,46 164,42 91,21 92,88 14,4 31,51 12 162,93 54,99 127,12 209,89 164,59 94,43 94,81 15,1 34,40 1 163,70 56,35 137,77 210,75 170,36 104,50 96,94 13,4 31,60 2 164,12 57,93 138,03 210,75 170,36 104,50 97,30 13,4 31,52 3 164,55 58,86 138,16 210,75 170,36 104,50 97,78 13,4 31,63 4 164,78 60,40 138,39 210,75 168,70 104,50 98,08 13,4 31,60

Kết quả theo dõi về sinh trưởng chiều cao của cây trồng thí nghiệm 2 được tổng hợp ở bảng 3.14 cho thấy: Cây Trinh nữ không gai (Xấu hổ không gai), Muồng lá nhọn, Sunnhemp là những cây sinh trưởng chiều cao tốt nhất:

Sau khi trồng được 3 tháng cây sinh trưởng về cao nhanh, chiều cao trung bình ở các công thức dao động từ 20,62 – 105,20 cm. Trong đó các loài: Trinh nữkhông gai, Muồng lá nhọn là những loài chiếm ưu thế.

Đến giai đoạn được 6 tháng, đây là thời điểm vào mùa mưa các loài sinh trưởng mạnh. Ở giai đoạn này, trong vòng một tháng cây sinh trưởng về chiều tăng thêm từ 30 – 40 cm: Muồng lá nhọn tăng thêm 39,59 cm, cây Trinh nữkhông gai tăng thêm 37,01 cm. Tuy nhiên vào giai đoạn sau cây sinh trưởng chậm dần, vì đây là thời điểm bắt đầu vào mùa Đông (mùa khô), nhiệt độ thấp và lượng mưa giảm dần (hầu như không có mưa) và một số loài gần như không tăng trưởng về chiều cao.

Giai đoạn sau khi trồng từ 10 – 12 tháng, sau những tháng mùa Đông cây ngừng sinh trưởng thì một số loài tiếp tục sinh trưởng về chiều cao, lúc này thời tiết ấm dần và bắt đầu có mưa. Tuy nhiên một số loài không sinh trưởng về chiều cao nữa: Trinh nữ không gai, Sunnhemp, Xục xặc vì đây đã là thời điểm cuối của vòng đời sinh trưởng của những loài này. Những loài này bắt đầu có hiện tượng héo ngọn và một số cây bị chết, kết thúc chu kỳ sinh trưởng của chúng.

Chúng tôi tiến hành trồng thử nghiệm 7 loài cây thuộc giống cây họ đậu, sau hơn 1 năm còn lại được 3 loài (Muồng lá nhọn, Đậu ren, Cốt khí), 4 loài còn lại đã kết thúc chu kỳ sinh trưởng. Trong số 3 loài còn lại hiện vẫn đang sinh trưởng khá tốt trên đất sau khai thác quặng sắt.

Sự sinh trưởng chiều cao ở các công thức trong 12 tháng được thể hiện rõ hơn qua hình 3.2.

Hình 3.2. Sinh trưởng chiều cao của cây trong 12 tháng (5/2010 – 4/2011)

3.3.1.2. Số cành (nhánh)

Khả năng phân cành cấp 1 có liên quan chặt chẽ đến năng suất. Cành là bộ phận quan trọng của cây trồng, nó vừa mang lá, vừa mang quả, cành cùng với thân tham gia vận chuyển các sản phẩm đồng hoá về hạt. Khả năng phân cành phụ thuộc vào từng loài. Loài cây nào có khả năng phân cành mạnh thì có tiềm năng cho năng suất sinh vật học cao. Ngoài ra khả năng phân cành còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, thời vụ, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là mật độ gieo trồng. Nếu gieo quá dày thì khả năng phân cành ít, ngược lại nếu trồng thưa cây nhận đầy đủ ánh sáng dẫn đến khả năng phân cành lớn.

Để thấy rõ được khả năng phân cành nhánh giữa các cây trồng, tôi tiến hành theo dõi trong 1 năm sinh trưởng của cây, một tháng đo đếm 1 lần. số liệu được tổng hợp qua bảng 3.15. 0 5 0 10 0 15 0 20 0 25 0 5 6 7 8 9 1 0 11 12 1 2 3 4 Tháng năm 2010 - 2011 c m Ct1 (Muồng lá nhọn) Ct2 (Đậu công) Ct3 (Đạu ren) Ct4 (Trinh nữ không gai) Ct5 (Sunnhemp) Ct6 (Xục xặc ) Ct7 (Cốt khí)

Bảng 3.15. Số nhánh cấp 1 của các loài qua từng tháng Đơn vị: nhánh/cây Công thức Tháng (năm 2010 – 2011) 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 Ct1 0,00 0,03 0,40 1,17 2,03 2,13 2,53 2,63 4,27 5,27 8,90 13,27 Ct2 0,00 0,03 0,47 1,33 1,73 1,87 2,07 2,23 3,40 4,43 5,20 5,97 Ct3 0,00 0,00 0,00 0,87 1,30 1,40 1,67 2,40 4,63 5,43 6,17 7,77 Ct4 0,00 4,27 8,43 13,87 15,97 17,97 19,30 20,27 20,27 20,27 20,27 20,27 Ct5 0,00 1,97 2,27 2,80 3,90 4,47 4,77 4,80 4,80 4,80 4,80 4,80 Ct7 0,00 0,00 0,30 1,66 2,58 3,53 4,44 5,40 7,87 9,40 10,73 11,83 CV (%) 0,0 34,8 30,1 24,7 25,4 26,6 27,8 23,2 6,6 4,5 4,5 4,1 LSD05 0,00 0,65 1,06 1,59 2,07 2,47 2,87 2,59 0,88 0,66 0,74 0,78

Từ số liệu bảng 3.15 cho thấy: Trong tháng đầu các loài chưa hình thành nhánh cấp 1. Đến tháng thứ hai bắt đầu hình thành nhánh và thời điểm ra nhánh mạnh nhất là sau khi trồng được được (4 – 5 tháng), đây là thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi (tháng 8, 9): thời tiết ấm, mưa nhiều.

Sau 6 tháng trồng, cây Trinh nữ không gai (17,97 nhánh/cây), Sunnhemp (4,47 nhánh/cây), Muồng lá nhọn (2,13 nhánh/cây) và Cốt khí (3,53 nhánh/cây) là những loài có số nhánh nhiều, độ tin cậy của thí nghiệm 95%.

Trong giai đoạn những tháng mùa đông các loài hầu như không sinh trưởng về cành nhánh, một số nhánh già bắt đầu bị

Sau một năm trồng: Trinh nữ không gai (20,27 nhánh/cây) và Muồng lá nhọn (13,27 nhánh/cây) có khả năng phân cành tốt hơn các loài còn lại; Sunnhemp là cây có số cành thấp nhất (4,80 nhánh/cây) thí nghiệm có độ tin cậy 95%.

Hình 3.3. Khả năng đẻ nhánh của cây trong 12 tháng (5/2010 – 4/2011)

3.3.1.3. Số lượng nốt sần

Nốt sần trong cây họ đậu có năng cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium japonicum để chuyển hoá đạm khí trời thành đạm dễ tiêu cung cấp cho cây. Cũng như các đặc tính sinh trưởng khác, khả năng hình thành nốt sần phụ thuộc vào từng loài, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, dinh dưỡng… Chúng tôi

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 tháng của năm 2010 - 2011 nh án h/

y Ct1 (muồng lá nhọn)Ct2 (Đậu công)

Ct3 (Đậu ren)

Ct4 (Trinh nữ không gai) Ct5 (sunnhemp) Ct7 (Cốt khí cao)

đã tiến hành nghiên cứu khả năng hình thành và phát triển nốt sần của cây họ đậu trên đất sau khai thác quặng sắt thông qua việc xác định số lượng nốt sần ở giai đoạn sau khi trồng 6 tháng và sau khi trồng 1 năm đã thu được kết quả sau.

Bảng 3.16. Số lƣợng nốt sần của các loài qua các giai đoạn sinh trƣởng

Đơn vị: nốt/cây

Công thức Thời gian sau trồng

6 tháng 12 tháng

Ct1 (Muồng lá nhọn) 69,00 622,67

Ct2 (Đậu công) 15,00 34,67

Ct3 (Đậu ren) 42,67 94,67

Ct4 (Trinh nữ không gai) 635,33 1077,00

Ct5 (Sunnhemp) 12,33 27,33

Ct6 (Xục xặc) 202,33 403,67

Ct7 (Cốt khí) 26,67 54,67

CV (%) 6,2 0,7

LSD05 15,62 3,91

Khả năng sinh trưởng của các loài thực vật thể hiện qua sinh trưởng chiều cao, số cành nhánh cấp 1 trên thân, ngoài ra còn một số chỉ tiêu như: đường kính tán, đường kính gốc. Nhưng khả năng cải tạo đất của các loài được đánh giá qua các chỉ tiêu: năng suất chất xanh, chất khô, số lượng nốt sần trên cây, ngoài ra còn các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau khi trồng 1 năm. Chỉ tiêu về năng suất chất xanh, chất khô và số lượng nốt sần thể hiện khả năng trả lại dinh dưỡng cho đất là bao nhiêu sau một thời gian tiến hành thí nghiệm.

Sau khi trồng được 6 tháng: Số lượng nốt sần của các loài dao động từ 12,33 – 635,33 nốt/cây. Trong đó Trinh nữ không gai có số lượng nốt sần nhiều nhất (635,33 nốt/cây), tiếp đến là Xục xặc (202,33 nốt/cây), Muồng lá nhọn 69,00 nốt/cây, thấp nhất là Sunnhemp (12,33 nốt/cây).

Sau khi trồng được 1 năm: Tring nữ không gai vẫn là cây có số lượng nốt sần nhiều nhất (1.077,00 nốt/cây), tiếp đó là muồng lá nhọn (622,67 nốt/cây)’ thấp nhất vẫn là Sunnnhep (27,33 nốt/cây).

Kết quả theo dõi cho thấy Trinh nữ không gai và Muồng lá nhọn có số lượng nốt sần tăng đột biến trong vòng 6 tháng. Đây là những loài hứa hẹn khả năng cải tạo đất rất tốt, tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất cả về mặt lý tính và hóa tính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 69 - 76)