Năng suất chất xanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 76 - 78)

Năng suất chất xanh là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá tính thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh và hiệu quả cải tạo đất của cây họ đậu. Khả năng cải tạo đất của các loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có lượng dinh dưỡng trả lại cho đất. Lượng dinh dưỡng trả lại cho đất phụ thuộc vào năng suất chất xanh, chất khô và số lượng nốt sần của từng loài. Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng thân lá của cây trồng, được theo dõi qua các lần cắt. Chúng tôi tiến hành theo dõi và số liệu được tổng hợp ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Năng suất chất xanh các loài qua các giai đoạn sinh trƣởng

Đơn vị: tấn/ha

Công thức Thời gian sau khi trồng Tổng cả năm

6 tháng 12 tháng

Ct1 (Muồng lá nhọn) 14,23 30,56 44,79

Ct2 (Đậu công) 2,39 2,86 5,25

Ct3 (Đậu ren) 3,87 4,25 8,12

Ct4 (Trinh nữ không gai) 18,29 25,06 43,35

Ct5 (Sunnhemp) 5,56 7,69 13,25

Ct6 (Xục xặc) 1,77 2,13 3,90

Ct7 (Cốt khí) 3,98 4,91 8,89

CV (%) 1,1 3,9 2,8

Qua bảng 3.17 cho thấy: Năng suất chất xanh của các cây họ đậu được trồng trên đất sau khai thác quặng sắt là khác nhau ở từng giai đoạn. Sau khi trồng được 6 tháng năng suất chất xanh của các loài lần lượt là: cây Trinh nữ không gai cho năng suất chất xanh cao nhất (18,29 tấn/ha); tiếp theo là Muồng lá nhọn (14,23 tấn/ha); Sunnhep (5,56 tấn/ha); Cốt khí (3,98 tấn/ha); Đậu ren (3,87 tấn/ha); Đậu công (2,39 tấn/ha) và thấp nhất là Xục xặc (1,77 tấn/).

Sau khi trồng được 1 năm thì năng suất chất xanh của cây trồng có sự thay đổi khá lớn. Một số loài gần như không sinh trưởng về chiều cao và số lượng cành nhánh (trong những tháng mùa Đông); một số loài chuyển sang giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng – phát triển và kết thúc chu kỳ sống. Do đó, sau khi trồng một năm Muồng lá nhọn là cây có năng suất chất xanh cao nhất (30,56 tấn/ha chất xanh); tiếp theo là Trinh nữ không gai (25,06 tấn/ha chất xanh) và thấp nhất vẫn là Xục xặc (2,13 tấn/ha).

Ở các giai năng suất chất xanh của các loài là khác nhau, do đó tổng sinh khối cả năm của các loài cung khác nhau. Muồng lá nhọn là cây cho tổng sinh khối cao nhất (44,79 tấn/ha); tiếp theo là Trinh nữ không gai (43,35 tấn/ha); thấp nhất là Xục xặc (3,90 tấn/ha). Mức độ chênh lệch về năng suất chất xanh được thể hiện rõ qua hình 3.4

Hình 3.4. Năng suất chất xanh sau trồng 6 tháng, 12 tháng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 6 tháng 12 tháng Tổng cả năm tấn /ha Ct1 (Muồng lá nhọn) Ct2 (Đậu công) Ct3 (Đậu ren)

Ct4 (Trinh nữ không gai) Ct5 (Sunnhemp) Ct6 (Xục xặc) Ct7 (Cốt khí)

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)