Đánh giá hiện tượng, khả năng bị sạt lở

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 92 - 100)

Tại khu vực thí nghiệm có độ dốc khá cao từ 35- 450. Những khu vực này khi có mưa lớn, hiện tượng đất bị xói mòn rửa trôi trong mùa mưa là thường xuyên. Đặc biệt phía trên đỉnh của bãi thải chưa trồng cây, lượng nước mưa sẽ được dồn toàn bộ xuống dưới mà không được giữ lại. Quan sát bề mặt đất trước khi trồng và ở ô đối chứng thấy có những vệt đất ngoằn nghèo, có chỗ thành rãnh chảy từ trên xuống xuôi theo dòng nước chảy.

Sau khi trồng các giống cỏ Voi, cỏ Vetiver, cây Sậy, quan sát bề mặt đất trong các ô thí nghiệm trồng cỏ, có ít những vệt đất tạo thành rãnh, không có vết nứt ngoằn nghèo. Sau trồng 6 tháng – 1 năm, các băng cỏ Vetiver, Voi có lượng rễ nhiều hơn, rễ đan xen vào nhau, phủ kín đất. Bộ rễ cỏ phát triển mạnh làm giảm cơ bản tốc độ của dòng chảy và giữ đất tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ Vetiver có khả năng chống xói lở tốt nhất trên đất sau khai thác khoáng sản có nguy cơ sạt lở cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra khá mạnh. Tuy nhiên công nghệ khai thác hầu hết đã lạc hậu, máy móc đều từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hình thức khai thác chủ yếu là khai thác lộ thiên, chiếm dụng diện tích lớn, khối lượng chất thải đất đá lớn, công tác bảo vệ môi trường chưa quan tâm đúng mức. Đất tại các khu vực khai khoáng hầu hết đã bị ô nhiễm, xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân gần các khu vực khai khoáng. Cần có những biện pháp bảo vệ, cải tạo môi trường đất, nước, không khí quanh khu vực khu khai thác.

Thí nghiệm trồng cây đậu đỗ ngắn ngày cho thấy: Cây Đậu đen là cây sinh trưởng tốt nhất, có hàm lượng chất xanh chất khô là cao nhất trong số các loài đem trồng. Đồng thời là cây cho năng suất hạt cao nhất. Và kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cũng cho thấy, cây Đậu đen có hàm lượng các chất cao nhất (hàm lượng OM là 1,345%).

Thí nghiệm trồng cây họ đậu dài ngày trên đất sau khai khoáng bị xáo trộn bề mặt nhiều cho thấy: Sau một năm trồng cây Muồng lá nhọn có năng suất cao nhất, tiếp theo là cây Trinh nữ không gai, Đậu ren, Cốt khí. Về khả năng cải tạo hóa tính và lý của đất, tuy mới trồng được một năm những kết quả theo dõi khả năng cải tạo đất đã có sự thay đổi cả về dung trọng, độ xốp, hàm lượng các chất dinh dưỡng. Trong đó đất trồng Muồng lá nhọn cho hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn cả.

Với thí nghiệm cây chống xói lở, cây cỏ Vetiver có khả năng giữ đất tốt nhất trong số các loài trồng làm thí nghiệm. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng về sinh khối trên đất sau khai khoáng có độ dốc cao không tốt bằng các loài còn lại. Khả năng nhân giống của cỏ là khá tốt. Cỏ vetiver có thể giữ được hàng tấn đất

trong mỗi mùa mưa (khoảng 34,28 tấn/ha) so với công thức đối chứng. Cùng với kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất bị xói mòn (đất lấy tại các hố bẫy đất): Trong một mùa mưa nếu trồng cỏ Vetiver thì có thể giữ được hàng tạ mùn (1,101 tạ mùn/ha) so với công thức đối chứng không trồng cây.

2. Kiến nghị

Với đất ít xáo trộn, tỷ lệ đá lẫn thấp, tiến hành cải tạo 2 - 3 vụ bằng cây Đậu đen, một loài cây sinh trưởng và phát triển khá tốt trong thí nghiệm 1.

Cần tiếp tục nghiên cứu và duy trì các thí nghiệm để thấy rõ được khả năng cải tạo đất của các loài. Đặc biệt là cây Trinh nữ không, cây Muồng lá nhọn, Cốt khí, Đậu ren. Trong đó cây Trinh nữ không gai tuy là cây nhập nội nhưng đã sinh trưởng khá tốt và còn có thể làm thức cho gia xúc.

Cây cỏ Vetiver có khả năng chống xói lở tốt, tuy nhiên là cây mà gia súc không ăn được. Do đó nên trồng xen giữa cây cỏ Vetiver và cây cỏ Voi sẽ đảm bảo được hiệu quả của mô hình.

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Đặng Văn Minh, Bùi Thanh Hải, Đào Văn Núi, Nguyễn Duy Hải

(2011), “Đánh giá chất lượng đất sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên”,

Tạp chí Hội Khoa học đất Việt Nam, Số 36 - 2011; tr 163 – 167.

Đặng Văn Minh, Đào Văn Núi (2011), “Nghiên cứu khả năng sinh

trưởng của cây phân xanh họ đậu trên đất sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 77, số 01; tr 39 – 42.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt

1. Hiếu Anh (2010), Năm 2010 sản lượng quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt

1 tỷ tấn, thông tin mạng internet, website: http://vietchinabusiness.vn/th- gii/trung-quc/16211-nam-2010-san-luong-qung-sat-cua-trung-quoc-co- the-dat-1-ty-tan.html (31/03/2010)

2 . Đào Văn Bảy – Phùng Tiến Đạt, 2007, Giáo trình hóa nông học, Nxb ĐH Sự phạm.

3. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học. Nxb Nông

nghiệp – Hà Nội.

4. Đặng Đình Chấn (1981), Kỹ thuật gieo trồng một số cây phân xanh chủ yếu

trên đất đồi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật,

chi nhánh TP HCM.

6. Công ty Gang thép Thái Nguyên (1998), Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ sắt Trại Cau năm 1998.

7. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2008), Đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo mở rộng mỏ sắt Trại Cau.

8. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2009), Báo cáo kết quả quan trắc

môi trường chi nhánh công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Mỏ sắt Trại Cau năm 2009, Thái Nguyên tháng 10 năm 2009.

9. Công ty TNHH công nghệ môi trường Nông lâm, Mười nguyên nhân gây ô nhiễm, thông tin mạng internet, website: http://vietbao.vn/Khoa-hoc/10- nguyen-nhan-gay-o-nhiem/62249390/188/ (10/12/12008)

10. Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (1999), Cây họ đậu cố định đạm trong canh

tác đất dốc, Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hữu Vĩnh, Đào Công Khanh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2006), Canh tác đất dốc bền vững. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp (2006), Giáo trình đất và bảo vệ đất. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Đặng (1999), Giáo trình Đất. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (1997), Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số

giống đậu tương có triển vọng trong vụ Xuân, vụ Đông năm 1995 tại trường Đại học Nông Lâm – tỉnh Bắc Thái, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm – tỉnh Bắc Thái.

15. Nguyễn Khải Hoà (1994), Lân với cây cà phê chè. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Đặng Đình Kim “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm

kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản”

(http://www.khoahoc.com.vn/m/moi-truong/27337.aspx).

17. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Thanh (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân, cây trồng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Lê Văn Khoa, Phạm Cảnh Thanh (1988), Đất trồng chè theo những phương

thức canh tác khác nhau ở Vĩnh Phú. Tạp chí khoa học KHKTNN số 8, Hà Nội.

19. Kỷ yếu Hội thảo “Cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía bắc việt nam" (1997), Hoàng Xuân Tý, Đậu triều Ấn độ - Cây phủ đất, cây thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cho vùng cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Trần Minh Huân (2011),

http://congnghiepmoitruongcie.wordpress.com/2011/03/28/khai-thac- khoang-s%E1%BA%A3n-b%E1%BB%81n-v%E1%BB%AFng 21. Luật Đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Trần Miên, Ban môi trường Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam http://congtycayxanh.com/index.ph, ngày: 05/18/2009, 02:06:00.

23. Lê Nguyễn (2008), Tiềm năng và hiện trạng thăm dò khai thác và sử dụng

quặng nước ta, thông tin mạng internet, website:

http://my.opera.com/daoviendialy/blog/2008/03/03/566 (2008).

24. Tuyết Nhung (2006), Trung Quốc trồng cây dương xỉ cải tạo đất,

http://Khoahoc.com.vn,ngày 04/03/2006, 09h06'.

25. Trần An Phong (1977), Gieo trồng và sử dụng cây phân xanh. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Hoàng Văn Phụ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2002), Giáo trình phương pháp nghiên

cứu trong trồng trọt, Giáo trình Cao học. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Đặng Kiến Quốc, Qui trình kỹ thuật trồng cỏ VETIVER gia cố mái tả luy đường dao thôn http://congtycayxanh.com/index.ph.

28. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (2002), Cây phủ đất ở Việt Nam. Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

29. Vũ Văn Tân (2009), Quản lý khoa học, http://www.nomafsi.com.vn, Thứ năm, 05 Tháng 11/2009 lúc 08:16.

30. Tạp chí Công nghiệp ( 2009), Tổng công ty Gang Thép Việt Nam với những

giải pháp nâng cao hiệu quả môi trường, thông tin mạng internet, website: http://www.tapchicongnghiep.vn/News/PrintView.aspx?ID=22542

(15/10/2009).

31. Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Xuân Cao (2008), Hỏi đáp kỹ thuật canh tác trên

đất dốc trồng cây lâm nghiệp ở hộ gia đình. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

32. Hà Đình Tuấn (2000), Cây phủ đất Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

33. Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động (3/2006) “Hướng dẫn sử dụng

34. Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động (2006) “Hướng dẫn sản xuất kết hợp nông nghiệp ở vùng đồi núi”. Nxb Lao động, Hà Nội.

35. Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục công đồng (2005),

Tủ sách kiến thức nhà nông, Hướng dẫn bón phân cân đối và hợp lý cho

cây trồng. Nxb Văn hóa dân tộc.

36. UBND thị trấn Trại Cau (2009), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009.

37. UBND thị trấn Trại Cau (2010), Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ thị trấn Trại Cau lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010-2015, 01/2010.

38. Nguyễn Vy- Phạm Thúy Lan, 2006- Hiểu đất và biết bón phân. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

39. http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/vai-tro-cua-cay-che-phu-111at- trong-canh-tac-111at-doc-ben-vung/view N.Q.T (Nonafsi).

40. http://www.khuyennongvn.gov.vn, ngày 15/12/2009 16:08.

B. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

41. Avílio A. Franco and Sergio M. De Faria (1996).

ttp://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S003807179600229

42. Adeoye K.B., (1984). Influence of grass mulch on soil temperature, soil moisture and yield of a Savania zone soil. Samaru journal of Agricultural research. 43. Nilnond C. et al (1995). Management of acid soils for sustainable food crop

production in Southern Thailand. ACIAR Project. Progress in network research on the management of acid soils. IBSRAM/Asia land network document, No 16.

44. Northern Territory PJ Langkamp, LB Swinden và MJ Dalling “Australian Journal of Botany 27 (4) 353 – 361”) http://www.publish.csiro.au/paper/BT9790353. 45. Dr. Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Inđônêsia, trình bày tại Hội nghị

46. Shade trees, green crop and cover crop plants in the tea Estates of North East India. Memorandum 30 tea research. Association - Tocklai experimental station-1977.

47. Wirat M, Wina S. (1980). The influence of mulched rice straw on peanut yields grown under rainfed conditions in Northern Thailand. Conference on Soil and Water conservation and management. Chiangmai, Thailand.

12-14 March, 198037.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011

Tác giả

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)