Năng suất chất xanh, chất khô

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 59 - 60)

Hiệu quả của quá trình quang hợp là năng suất chất xanh – chất khô. Giữa quang hợp và khối lượng vật chất khô có mối tương quan thuận với năng suất. Khối lượng vật chất khô của cây phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sinh trưởng của cây, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng…Tôi đã tiến hành theo dõi năng suất chất xanh ở các công thức thí nghiệm qua các thời kỳ và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Năng suất chất xanh, chất khô qua các thời kỳ

Đơn vị: tấn/ha

Công thức Năng suất chất xanh Năng suất chất khô

Hoa rộ Chắc xanh Hoa rộ Chắc xanh

CT 1 (Đậu đen) 13,66 21,9 1,84 4,30

CT 2 (Đậu đỏ ĐB 1) 2,33 2,52 0,34 0,61

CT 3 (Đậu đỏ ĐB 2) 0,76 1,25 0,10 0,24

CT 4 (Đậu đỏ ĐB 3) 0,94 1,49 0,13 0,27

CT 5 (Đậu mèo Sapa) 1,12 2,05 0,20 0,39

CT 6 (Đậu xanh) 0,60 0,90 0,04 0,07

CV (%) 2,2 5,8 3,8 6,4

LSD05 1,27 0,51 0,03 0,11

Vào thời kỳ hoa rộ năng suất chất xanh ở các công thức khác nhau giao động từ 0,60 - 13,66 tấn/ha. Trong đó CT1 có năng suất chất xanh cao nhất là 13,66 tấn/ha và thấp nhất là CT6 chỉ đạt 0,60 tấn/ha; sự khác nhau giữa các công thức về năng suất chất xanh ở mức độ tin cậy là 95%. Năng suất chất khô ở CT1 cũng là cao nhất 1,84 tấn/ha và thấp nhất vẫn là CT6. Trong thời kỳ hoa rộ công thức trồng Đậu đen có năng suất chất xanh – chất khô là cao nhất với độ tin cậy thí nghiệm 95%.

Qua bảng 3.7 ta thấy, ở thời kỳ chắc xanh năng xuất chất xanh ở công thức trồng Đậu đen vẫn là cao nhất (21,90 tấn/ha) và thấp nhất vẫn là công thức trồng đậu xanh (0,90 tấn/ha), với độ tin cậy là 95%. Năng suất chất khô

ở các công thức thí nghiệm cung khác nhau. Công thức trồng Đậu đen có năng suất chất khô cao nhất (4,30 tấn/ha) và thấp nhất là công thức trồng Đậu xanh (0,07 tấn/ha). Sự sai khác về năng suất chất xanh – chất khô ở thời kỳ chắc xanh là khá rõ rệt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 59 - 60)