Để đánh giá lượng dinh dưỡng xói mòn tôi tiến hành lấy mẫu đất tại các hố bẫy đất, qua các trận mưa sau đó trộn đều các mẫu và phân tích đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Kết quả phân tích mẫu đất tại Viện Khoa học sự sống trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên được kết quả sau (bảng 3.28).
Bảng 3.28. Chỉ tiêu về dinh dƣỡng đất tại các hố bẫy đất Ký hiệu
mẫu
Chỉ tiêu
OM (%) P2O5 TS (%) NTS (%) K2OTS (%)
T8 - 136 0,721 0,014 0,086 0,101
Kết hợp bảng 3.28 và bảng 3.27 (cột tổng lượng đất xói mòn trong mùa mưa), tôi tính được lượng chất dinh dưỡng trong đất bị xói mòn ở các công thức thí nghiệm trong mùa mưa. Kết quả được tổng hợp vào bảng 3.28.
Bảng 3.29. Tổng lƣợng dinh dƣỡng trong đất bị xói mòn rửa trôi trong các tháng mƣa Đơn vị: tạ/ha Công thức Lƣợng dinh dƣỡng OM P2O5 TS NTS K2OTS CT1 (Cỏ Vetiver) 0,168 0,002 0,045 0,042 CT2 (Cỏ voi) 0,300 0,004 0,080 0,076 CT3 (Cây sậy) 0,355 0,004 0,095 0,090 CT4 (Đối chứng) 1,269 0,016 0,340 0,320
Kết quả theo dõi tổng lượng đất xói mòn trong các tháng mùa mưa và kết quả phân tích các chỉ tiêu về đất được tổng hợp trong bảng 3.29 cho thấy:
Các công thức trồng cây đều có lượng dinh dưỡng bị rửa trôi thấp hơn so với công thức đối chứng.
Lượng mùn ở các công thức dao động trong khoảng từ 0,168 – 1,296 tạ/ha, trong đó công thức đối chứng có lượng mùn bị mất nhiều nhất (1,296 tạ/ha) và thấp nhất là công thức trồng cỏ Vetiver (0,168 tạ/ha). Vì đây là hai công thức có lượng đất xói mòn nhiều nhất và ít nhất. Vậy đất dốc không trồng cây sau mỗi mùa mưa sẽ bị mất đi một lượng mùn khá lớn (1,296 tạ/ha), gấp 7,71 lần lượng đất bị mất của công thức trồng cỏ Vetiver, điều này làm cho đất ngày càng bị thoái hóa, bạc màu.
Lượng P205, Nitơ, K2O ở công thức không trồng cây cũng bị mất nhiều nhất lần lượt là 0,016; 0,340; 0,320 tạ/ha và thấp nhất là công thức trồng cỏ Vtiver; lượng dinh dưỡng bị mất lần lượt là 0,002; 0,045; 0,042 tạ/ha.
Như vậy hàng năm sau mỗi mùa mưa một lượng đất khá lớn bị xói lở (39,52 tấn/ha). Lượng đất xói lở này ngoài việc làm bồi lấp dòng chẩy còn làm ô nhiễm môi trường cảnh quan. Bên cạnh đó hiện tượng xói mòn hàng năm vào mùa mưa làm cho đất bị mất đi một lượng dinh dưỡng khá lớn. Đó là một trong
những nguyên nhấn làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu. Suy thoái môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước. Với nghiên cứu trồng các loài cỏ bản địa và nhập nội đã giảm thiểu đáng kể lượng đất bị xói mòn, và hạn chế mất dinh dưỡng đất, bảo vệ môi trường đất, môi trường nước.