Đánh giá của người dân về chất lượng đất và nguyên nhân suy thoá

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 54 - 55)

Đất bị thoái hoá đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Qua phỏng vấn tại các hộ dân lân cận các khu vực mỏ và cán bộ quản lý tại địa phương đã cho thấy rõ điều này.

Bảng 3.2. Biểu hiện của ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng đất do khai khoáng

Biểu hiện Tỷ lệ trả lời so với tổng số hộ được phỏng vấn (%)

Không

Đất có độ mầu mỡ giảm. 63,33 36,67

Đất bị xói lở, rửa trôi 0 100

Không có khả năng canh tác 73,33 26,67

Năng suất cây trồng giảm 86,67 13,33

Biểu hiện khác 46,67 53,33

Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân gần các khu vực khai khoáng (bảng 3.2), số hộ đánh độ màu mỡ của đất giảm là (63,33%); hầu hết câu trả lời của người dân đều cho rằng đất sau khai khoáng không còn khả năng canh tác (73,33); do đó dẫn đến năng suất cây trồng giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống kinh tế xã hội của người dân. Ngoài ra hoạt động khai khoáng còn làm cho đất có nhiều biều hiện khác với đất không có tác động của hoạt động khai khoáng (bề mặt đất cứng, khả năng dữ nước kém...). Như vậy để trả lại khả năng canh tác vốn có của đất cần có những biện pháp cải tạo hóa tính, lý tính của đất.

Ngoài ra chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm, thoái hóa. Kết quả được tổng hợp vào bảng 3.3.

Bảng 3.3.Nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái đất sau khai khoáng

Biểu hiện Tỷ lệ trả lời so với tổng số hộ được phỏng vấn (%)

Không

Nước thải từ khai khoáng 100 0

Xáo trộn tầng đất 0 100

Hóa chất tuyển quặng 6,00 94,60

Nguyên nhân khác 0 100

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đất tại các mỏ là rất nhiều. Qua kết quả điều tra phỏng vấn người (bảng 3.3), nguyên nhân phổ biến là do nguồn nước thải từ tuyển rửa quặng; nguồn nước này thải ra sông suối không qua xử lý, ngấm xuống đất, vào nguồn nước ngầm. Như vậy rất nguy hiểm vì trong nước tuyển rửa qặng có chứa các kim loại nặng. Ngoài ra đất còn bị ô nhiễm do các loại hóa chất sử dụng trong tuyển quặng gây ra.

Hầu hết đất các tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, do vây cần có những biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm, đảm bảo đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất cho người dân gần các khu vực khai khoáng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 54 - 55)