Phân tích các chỉ tiêu về dinh dưỡng đất (mùn, đạm tổng số, lân tổng số,

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 83 - 85)

kali tổng số, pH)

Bảng 3.22. Chỉ tiêu về dinh dƣỡng đất sau khi trồng 1 năm thí nghiệm 2 Công thức Chỉ tiêu OM (%) P2O5 TS (%) NTS (%) K2OTS (%) pH Ct1 (Muồng lá nhọn) 2,017 0,069 0,194 0,467 5,45 Ct2 (Đậu công) 1,131 0,042 0,119 0,167 5,22 Ct3 (Đậu ren) 1,374 0,056 0,150 0,296 5,34

Ct4 (Trinh nữ không gai) 1,269 0,059 0,141 0,212 5,38

Ct5 (Sunnhemp) 1,191 0,044 0,099 0,191 5,31

Ct6 (Xục xặc) 1,127 0,036 0,129 0,108 5,29

Ct7 (Cốt khí) 1,145 0,047 0,133 0,178 5,27

Ct8 (ĐC) 0,946 0,032 0,098 0,143 5,19

Qua bảng 3.22 cho thấy: Các công thức có trồng cây cải tạo đất thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất đều cao hơn so với công thức đối chứng (không trồng cây).

Hàm lượng mùn trong đất sau khi trồng một năm dao động trong khoảng từ 0,964 đến 2,017%. Trong đó cao nhất là lượng mùn của công thức trồng Muồng lá nhọn (2,017%), Muồng lá nhọn là cây sinh trưởng tốt, lượng vật chất khô trả lại cho đất là lớn nhất. Công thức không trồng cây có hàm lượng mùn thấp nhất, vì không có sự trả lại vật khô và bị tác động của ngoại cảnh (mưa, gió…) làm rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. Theo số liệu của Agricultural Compendium, 1989, hàm lượng mùn trong đất ở các công thức thí nghiệm ở mức thấp (1,0 – 2,0 %) đến rất thấp (<1,0%) (bảng 3.12). Trong đó các công thức trồng cây cải tạo đất đều có hàm lượng mùn ở mức thấp, riêng công thức không trồng cây ở mức rất thấp.

Chỉ tiêu hàm lượng lân tổng số trong đất giữa các công thức thí nghiệm là khác nhau, dao động trong khoảng 0,032 đến 0,069%. Các công thức thí nghiệm có trồng cây đều cao hơn công thức đối chứng (không trồng cây). Theo Lê Văn Căn (1968), hàm lượng lân tổng số trong đất ở các công thức thí nghiệm ở mức từ nghèo (<0,06%) đến trung bình (0,06 – 0,10 %). Như vậy chỉ có công thức trồng Muồng lá nhọn là có hàm lượng lân ở mức trung bình (0,069%), các công thức còn lại đều ở mức nghèo.

Hàm lượng đạm tổng số trong đất ở các công thức thí nghiệm có trồng cây đều cao hơn công thức đối chứng và dao động trong khoảng 0,098 – 0,194%.

Theo số liệu của Agricultural Compendium, 1989, thì hàm lượng đạm tổng số

trong các công thức thí nghiệm ở mức thấp (0,05 – 0,12%) gồm các công thức trồng Đậu công, Sunnhepm và Xục xặc; còn lại các công thức khác ở mức trung bình (0,126 – 0,225%) (bảng 3.12). Trong đó cao nhất là công thức trồng Muồng lá nhọn (0,194%).

Hàm lượng kali tổng số trong đất ở các công thức thí nghiệm là khác nhau. Sau khi trồng một năm, hàm lượng kali tổng số trong đất trồng Muồng lá nhọn cao

nhất là 0,467%; tiếp đến là công thức trồng Đậu ren (0,296%); trong số các công thức trồng cây thì công thức trồng Xục xặc có hàm lượng lân thấp nhất (0,108%).

Chỉ tiêu pHKCL: Các ô thí nghiệm trồng cây độ pHKCL đều cao hơn công thức đối chứng. Kết quả bảng 3.22 cho thấy độ pH trong đất ở công thức trồng Muồng lá nhọn là cao nhất (5,45) và thấp nhất là công thức đối chứng (5,19). Độ pHKCL đều ở mức chua, khi đất có biểu hiện chua sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các vi khuẩn phân giải trong đất (Sporocytophaga, Cytophaga, Bacillus,

Clostridium…), ngoài ra còn ảnh hưởng đến số lượng nốt sần của cây.

Kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng, cải tạo đất ở các công thức thí nghiệm cho thấy: Cây Trinh nữ không gai, Muồng lá nhọn, Cốt khí, Đậu ren là những loài sinh trưởng và phát triển tốt trên đất sau khai khoáng. Trong đó cây Trinh nữ không gai và cây Muồng lá nhọn là sinh trưởng tốt nhất. Đó là những loài có năng xuất chất xanh, chất khô, số lượng nốt sần cao hơn cả và kết quả phân tích cũng chi thấy hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở công thức trồng Muồng lá nhọn là cao hơn các công thức khác. Tuy nhiên hàm lượng các chất dinh dưỡng chưa cao. Sự thay đổi về lý tính đất được đánh giá đánh giá thông qua các chỉ tiêu: độ ẩm, độ xốp, dung trọng đất. Hầu hết các công thức thí nghiệm được trồng cây đều có sự thay đổi về lý tính đất, cây Trinh nữ không gai làm cho lý tính đất thay đổi rõ hơn các công thức còn lại.

3.4. Nghiên cứu biện pháp chống sạt lở đất bằng biện pháp sinh học trên bãi thải sau khai khoáng có độ dốc lớn, có nguy cơ sạt lở cao thải sau khai khoáng có độ dốc lớn, có nguy cơ sạt lở cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 83 - 85)