- Hiện trạng đất tại khu vực mỏ:
Hoạt động khai thác có những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần mỏ khai thác. Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ thiếc Đại Từ, mỏ sắt Trại Cau, mỏ than Khánh Hoà, Phấn Mễ đã làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất tại khu vực mỏ và xung quanh mỏ. Một số tác nhân gây ô nhiễm như KLN có khả năng tích luỹ trong đất, qua đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Tại mỏ sắt Trại Cau – huyện Đồng Hỷ, hiện chỉ có công ty CP Gang Thép Thái Nguyên khai thác mỏ quặng sắt gồm các điểm mỏ: Quang Trung, Thác Lạc, Chỏm Vung, Núi Quặng, Hàm Chim với diện tích mặt bằng sản xuất của mỏ khoảng 1.737.952,9 m2. Sản lượng quặng nguyên khai khoảng 423.000 tấn/năm.
Khối lượng đất đá đổ thải đã thấy rõ, năm 1998 tính là 222.234.500 m3/năm, đến năm 2009 là 997.011.000 m3/năm (423.000tấn x 2357 m3/tấn).
Cùng với những vấn đề đó thì công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường cũng cần chặt chẽ hơn.
Về tình hình quản lý và sử dụng đất khu vực sau khai thác: Tại tất cả các điểm mỏ đã khai thác, chưa có điểm nào thực hiện công tác hoàn phục môi trường, đóng cửa mỏ để bàn giao cho tỉnh quản lý. Những ảnh hưởng tới môi trường từ hoạt động khai thác vẫn chưa được khắc phục triệt để. Đặc biệt vấn đề ô nhiễm đất canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn chưa có biện pháp xử lý tốt.
- Chất lượng đất:
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại mỏ sắt Trại Cau
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN
03:2008 MĐTC1 MĐTC2 MĐTC3 pH - 5 4,8 5 - Fe mg/kg 94965 30955 32250 - Mn mg/kg 1149 1810 1018 - Zn mg/kg 692 281 312,5 200 Cd mg/kg 3,8 1,2 0,4 2 Pb mg/kg 405 225,2 111,15 70 As mg/kg 13,9 35,15 21,25 12 Cu mg/kg 139,25 58,9 63,9 70 Mùn (OM) % 1,646 3,380 2,100 -
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên)
Chú thích: - MĐTC1: Mẫu đất được lấy tại khu vực bãi đổ thải đất đá của mỏ sắt Trại Cau (khu vực đã được hoàn thổ).
- MĐTC2: Mẫu đất được lấy tại đất ruộng cách chân bãi thải của mỏ sắt Trại Cau 150m.
- MĐTC3: Mẫu đất được lấy tại đất vườn nhà Bà Phạm Thị Lan - tổ 5, thị trấn Trại Cau - Đồng Hỷ.
Qua những kết quả phân tích trên ta thấy: So với QCVN 03:2008/BTNMT áp dụng đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp, đất đai tại các khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm KLN nghiêm trọng. Hàm lượng As vượt QCCP từ 1,56 đến 2,93 lần; hàm lượng Pb vượt 1,6 đến 5,8 lần
QCCP; Zn vượt từ 1,4 đến 3,46 lần QCCP; hàm lượng Cd vượt trong mức 1,8 lần QCCP; Như vậy, các chỉ tiêu KLN trong các mẫu đất phân tích đều vượt QCCP ở mức rất cao, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Qua những kết quả phân tích và đánh giá ở trên ta thấy: Do ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt, đất đai các khu vực nghiên cứu có thành phần dinh dưỡng tương đối nghèo. Độ pH thấp (pH = 4,8 : 5), đất mang tính chất chua nhẹ; hàm lượng mùn (OM = 1,646% : 3,38). Sự suy giảm về chất lượng đất đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân trên địa bàn thị trấn nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại đây nói riêng.