Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 60 - 62)

Đối với cây trồng nói chung và cây đậu đỗ nói riêng, năng suất là yếu tố quan trọng để đánh giá ưu thế cũng như hiệu quả kinh tế của một giống. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chỉ tiêu này có thể phản ánh được khả năng sinh trưởng, phát triển của cây tốt hay xấu. Năng suất là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cây và được thể hiện thông qua các yếu tố như: số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả, khối lượng nghìn hạt (P1000 hạt)…Các yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng…Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí ngiệm qua hai vụ cho kết quả như sau:

Bảng 3.8. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Công thức Thời gian CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 CT 6 Vụ 1 Tỷ lệ ra hoa (%) 100 100 100 100 100 100 Tỷ lệ đậu quả (%) 48,02 10,03 5,11 7,21 2,12 25,12 Số quả chắc/cây 6,1 0,1 0 0,33 0 6 Số hạt chắc/quả 6,32 0 0 0 0 2,14 Trọng lượng 1000 hạt (g) 25,1 - - - - 12,45

Năng suất lý thuyết (tạ hạt/ha) 1,35 0,00 0,00 0,00 0,00 0,26

Vụ 2 Tỷ lệ ra hoa (%) 100 100 100 100 100 100 Tỷ lệ đậu quả (%) 63 17,11 9,08 11,1 7,98 49,24 Số quả chắc/cây 11,23 4 2,01 4,99 1,12 14,18 Số hạt chắc/quả 7,12 2,11 3,43 3,2 3,01 4,02 Trọng lượng 1000 hạt (g) 25,15 35,12 36,26 40,67 36,09 12,50

Qua bảng 3.8 ta thấy, các loài cây khác nhau khi trồng trên đất sau khai khoáng có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết là khác nhau: Trong vụ thứ nhất

- Tỷ lệ ra hoa: Là một trong những yếu tố đánh giá khả năng thích nghi của cây trồng. Tuy nhiên tỷ lệ ra hoa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về thời tiết khí hậu và chất đất. Kết quả theo dõi cho thấy tất cả các loài đem trồng đều đạt tỷ lệ 100% trong cả hai vụ trồng.

- Tỷ lệ đậu quả: Yếu tố này phụ thuộc vào thời tiết, khả năng thích nghi của cây trồng, chất đất. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy tỷ lệ đậu quả ở các công thức thí nghiệm không cao. Trong các công thức thì Đậu đen có tỷ lệ đậu quả đạt 48,02% và Đậu xanh có tỷ lệ đậu quả là 25,12%. Các công thức còn lại không đậu quả.

- Số quả chắc/cây: là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo lên năng suất. Số quả chắc/cây tỷ lệ thuận với năng suất. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chiều cao cây, số đốt/thân chính, số cành mang quả và điều kiện ngoại cảnh. Qua bảng số liệu ta thấy, vụ thứ 1 và vụ thứ 2 số quả chắc/cây ở các công thức thí nghiệm là khác nhau. Vụ thứ 2 số quả chắc/cây dao động từ 1,12 – 14,18 quả/cây. Trong đó Đậu xanh có số quả chắc/cây là cao nhất và thấp nhất là Đậu mèo Sapa.

- Số hạt chắc/quả của các công thức thí nghiệm phụ thuộc vào từng loài, điều kiện khí hậu chế độ dinh dưỡng. Số hạt chắc/quả ở các công thức thí nghiệm trong vụ thứ 2 dao động trong khoảng từ 2,11 – 7,12 hạt.

- NSLT là tiềm năng cho năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Nó liên quan chặt với các yếu tố cấu thành năng suất. NSLT của các công thức thí nghiệm ở vụ thứ 2 dao động từ 0,17 – 2,82 tạ/ha.

Sau trồng 2 vụ trên đất sau khai thác khoáng sản cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các cây trồng đã tăng lên. Trong đó cây Đậu đen là cây có năng suất hạt cao nhất và thấp nhất là cây Đậu mèo Sapa. Cây Đậu đen có năng suất lý thuyết cao nhất: vì đây là cây trồng đã được trồng tại địa phương, tiếp đó là cây Đậu xanh; các giồng còn lại (Đậu Điện

Biên, Đậu mèo Sapa) được đưa về trồng thử nghiệm; đây là những giống được trồng trên vùng núi cao và đất có môi trường trung tính đến kiềm; Do vậy khi trồng trên đất sau khai khoáng có độ pH chua không thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên năng suất của cây trồng vẫn còn ở mức thấp. Đồng thời cây Đậu đen cũng cho năng suất chất xanh, chất khô cao nhất. Cần tiếp tục trồng các loài cây có khả năng cải tạo đất để cải tạo lý tính, hóa tính của đất và tăng năng suất cây trồng ở các vụ sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo và chống xói lở đất của một số loài thực vật trên đất sau khai khoáng tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (2) (Trang 60 - 62)