Công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Thái Nguyên (Trang 66 - 69)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1.5. Công nghệ

Theo đánh giá, ngân hàng là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tốt nhất hiện nay, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho hoạt động của ngành nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Với hạ tầng CNTT tương đối đồng bộ, hiện đại, trong nhiều năm qua, hoạt động của ngành ngân hàng đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lĩnh vực này.

Xác định được lợi thế từ việc ứng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển, tạo nền móng cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng; mặt khác, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đặt ra thách thức buộc các ngân hàng phải thay đổi để thích ứng với điều kiện mới nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ mở rộng dịch vụ ngân hàng và mở rộng thị trường.

Chính vì vậy, nhiều ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư mới các trang thiết bị hiện đại để hoạt động như: Sacombank đầu tư hệ thống phần mềm ngân hàng “lõi” làm nền tảng để quản lý toàn bộ hoạt động, từ quản lý thông tin khách hàng, quản lý các chi nhánh, thanh toán, đến cung cấp các sản phẩm

dịch vụ cho khách hàng… DongABank, Techcombank, ACB, ABBank… đã đầu tư phát triển mạnh hệ thống thẻ, hệ thống thanh toán trực tuyến; HDBank đã đầu tư phần mềm Symbols của Tập đoàn Sungard System Access (Singapore) làm nền tảng công nghệ cho hoạt động của mình…

Trong những năm qua VIB đã triển khai hàng loạt các dự án công nghệ có tầm quan trọng như: Dự án IPCAS giai đọan II do Ngân hàng Thế giới tài trợ kế thừa nền tảng hệ thống Core Banking IPCAS đã hoàn thành triển khai tới tất cả chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc từ năm 2008, tháng 5/2009, VIB hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCAS sang phiên bản mới, bổ sung 2 module mới; Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Cung cấp dịch vụ SMS; Dự án tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ tới năm 2015; Mua bản quyền Microsoft Office cho toàn hệ thống….Thông tin quản lý (MIS), Quản trị nội bộ (GA). Đưa vào hoạt động đầy đủ các hạng mục hai. Trung tâm dữ liệu tiên tiến, đồng thời tối ưu hóa hệ thống mạng WAN tại tất cả các trung tâm vùng, triển khai các dự án về anninh thông tin để đảm bảo tính sẵn sàng của các hệ thống công nghệ, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng, khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập trung PKI, hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, dự án xây dựng trung tâm hỗ trợ chi nhánh và khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chíp theo chuyển EMV cũng được triển khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Agribank cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như gửi tiền nhiều nơi, rút nhiều nơi, Telephone Banking, Internet Banking….

Không chỉ có VIB mà một số ngân hàng khác cũng chú trọng tới công nghệ chẳng hạn Techcombank đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ hiện đại trên nền tảng công nghệ mới như: hệ thống giao dịch trực tuyến VCB - Online, IBT Online, hệ thống giao dịch tự động Connect 24, hệ thống HomeBanking, E - Banking, chương trình tài trợ thương mại điện tử… các dịch vụ này đã góp phần tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, góp phần mở rộng và phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, thu hút thêm nguồn vốn từ các tài khoản thanh toán.

Ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến trên đã giúp các ngân hàng đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát hành thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, mở rộng dịch vụ Internet banking, Home - banking... Từ đó để có thể xây dựng dựng mô hình quản lý ngân hàng tập trung, chuyên nghiệp phục vụ cho việc phát triển nhanh và bền vững của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc phát triển, ứng dụng CNTT trong hệ thống ngân hàng hiện cũng còn không ít khó khăn, hạn chế do trình độ ứng dụng CNTT không đồng đều; nguồn nhân lực CNTT chưa đáp ứng yêu cầu; chi phí đầu tư cao; tính liên kết và đồng bộ giữa các ngân hàng còn thấp. Đồng thời, các ngân hàng trong nướcđang gặp sức ép cạnh tranh rất lớn từ các TCTD nước ngoài. Để có thể đi xa hơn trong tiến trình hội nhập, các ngân hàng phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc các NHTM sử dụng các hệ thống phần mền hiện đại để áp dụng cho quá trình quản lý thông tin và hỗ trợ cho các nghiệp vụ, cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách thuận tiện. Chính vì vậy các NHTM mại áp dụng các hệ thống được coi là tối ưu nhất, theo trang Web: inntron.com/core

banhking.html thì các ngân hàng như ACB, Maritime bank, DongAbank… sử dụng hệ thống SIBS(sileverlake Integated Banking Solution) được xếp hạng thứ 10 (năm 2009): Techcombank, Sacombank… thì sử dụng hệ thống Temenos T24 được xếp số 1(năm 2009). Trước việc các NHTM áp dụng công nghệ hiện đại như vậy cũng đòi hỏi A Ngan hàng VIB Thái Nguyên cần phải nỗ lực hơn nữa hoàn thiện hệ thống phần mềm của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Thái Nguyên (Trang 66 - 69)