Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Thái Nguyên (Trang 93 - 94)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực

Để tạo đà phát triển lâu dài, ngân hàng đặt con người vào nhân tố trung tâm, tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề và hoàn thành được những nghiệp vụ được giao.

- Đối với chi nhánh việc đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng cần phải tiến hành, đặc biệt là có một số cán bộ chưa qua đại học thì việc đào tạo là rất cần thiết. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ vừa phải đảm bảo hoạt động bình thường củachi nhánh, vừa nâng cao trình độ của cán bộ phù hợp với nhu cầu phát triển của chi nhánh. Chú trọng đào tạo các cán bộ trẻ có phẩm chất và năng lực vì đây là đội ngũ kế thừa trong tương lai.

- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý. Đưa cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ, kiến thức kinh tế xã hội và pháp luật… để các cán bộ hiểu và nắm đầy đủ các quy định của nhà nước, của ngành để từ đó chấp hành nghiêm túc. Lựa chọn cán bộ có tiềm năng bố trí đi đào tạo ở các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở trao đổi cán bộ.

- Bố trí cán bộ tham gia các hội thảo tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế.

- Nên thực hiện công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch, đề bạt cán bộ như: các chế độ khen thưởng, khuyến khích những nhân viên tích cực và xử lý những nhân viên sai phạm. Bên cạnh đó chi nhánh nên quan tâm đến các chính sách như: chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân tài, lựa chọn, phân hạng nhân lực chức danh.

- Hàng năm hoặc định kỳ thực hiện các khoá học nâng cao hay cập nhật thông tin từ những thay đổi về ngân hàng. Mạnh dạn chuyển đổi công tác những nhân viên khi năng lực của họ không còn phù hợp với sự đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Thái Nguyên (Trang 93 - 94)