Giải pháp về hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Thái Nguyên (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2.3. Giải pháp về hoạt động tín dụng

- Mở rộng hoạt động tín dụng một cách hợp lý trên cơ sở mức gia tăng tín dụng phù hợp với mức gia tăng nguồn vốn huy động và khả năng kiểm soát chất lượng, hiệu quả của vốn đầu tư.

- Phát triển hoạt động tín dụng phải bám sát với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó đưa ra các chính sách phát triển hoạt động tín dụng cụ thể cho chi nhánh ngân hàng VIB Thái Nguyên.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Phân loại khách hàng và thực hiện tốt chính sách khách hàng là đòn bẩy để giữ và thu hút, chọn lựa khách hàng, đảm bảo tăng trưởng bền vững,

hiệu quả. Cần quan tâm đến các khách hàng có tình hình tài chính tốt, các dự án có hiệu quả để tiếp xúc, tư vấn và tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Đây là hướng để mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Phân loại khách hàng một mặt giúp ngân hàng đầu tư đúng định hướng, gia tăng tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng VIB chi nhánh Thía Nguyên cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với các ngành, các cơ quan bảo vệ luật pháp và chính quyền địa phương các cấp để thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu.

- Phân tán rủi ro tín dụng theo hướng đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tránh tập trung vốn đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực hoặc một số khách hàng quá lớn để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Thái Nguyên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)