Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 48 - 52)

- Giá trị hao mòn lũy kế

3.3.2.2. Nguyên nhân

Trong những năm qua công ty Nam Hải đã có những cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Tuy nhiên, vì lý do khách quan và chủ quan khiến hiệu quả sử dụng tài sản còn nhiều hạn chế. Để đưa ra những biện pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải hiểu rõ những nguyên nhân của những hạn chế này.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại trong công tác quản lý tài sản là sự yếu kém về năng lực quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên nghiệp, còn non trẻ nên kinh nghiệm trong công tác quản lý còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

+ Các khoản phải phải thu khó đòi tăng nhanh

Trong thời gian 2008 – 2010, các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh cùng sự tăng lên về doanh thu, kéo theo sự gia tăng khoản nợ khó đòi, thời gian thu hồi nợ tăng lên làm vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn giảm. Nguyên nhân là do các khoản nợ không được theo dõi, đôn đốc thường xuyên, việc sàng lọc khách hàng chưa đạt hiệu quả. Khách hàng làm công trình lẻ do nhân viên kinh doanh chăm sóc từ quá trình tìm kiếm, ký kết đơn giá theo quy định công ty đến việc đôn đốc thu hồi nợ nên có sự phân tán trong quá trình quản lý, thu hồi nợ. Vì mục tiêu nâng cao doanh thu cho cá nhân để tăng phần trăm hoa hồng nên nhân viên kinh doanh thường ít quan tâm tới việc lựa chọn khách hàng khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận điều kiện thanh toán. Công ty chưa thực hiện sự gắn kết giữa trách nhiệm của nhân viên kinh doanh khi không thu hồi được nợ của khách hàng. Mặt khác, khách hàng không chỉ ở địa bàn Hà Nội mà ở cả các tỉnh lân cận nên điều kiện để phân tích khả năng tín dụng của khách hàng cũng bị hạn chế. Trong khi đó, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ năm 2009 công ty mở rộng chính sách tín dụng cho các khách hàng dự án, kèm theo đó là chất lượng khách hàng cũng bị giảm sút. Thời gian thanh toán được kéo dài, điều kiện thanh toán có lợi hơn cho phía khách hàng đã làm tăng rủi ro cho phía doanh nghiệp.

+ Dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều

Là doanh nghiệp sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào xa cộng thêm thời gian gia công nguyên liệu nên tại công ty Nam Hải lượng dự trữ nguyên liệu thường cao để hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu dẫn đến chậm tiến độ sản xuất, lắp đặt cho khách hàng. Tuy vậy, lượng dự trữ cao đã làm ứ đọng vốn, giảm vòng quay hàng tồn kho, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Năm 2009, mức dự trữ hàng tồn kho bình quân tăng 63,5% so với năm 2008, đến năm 2010 chỉ tiêu này tăng 69% so với năm 2009. Giá trị hàng tồn kho năm 2010 chiếm 52,03% trong tổng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do chính sách quản lý hàng tồn kho tại công ty chưa hiệu quả. Chi phí tồn kho như chi phí lưu kho, bảo quản, mất mát không được tính đến làm giảm hiệu quả kinh tế. Thời gian giữa các đơn đặt hàng không được tính toán khoa học, mang tính ước lượng nên thường không sát với nhu cầu thực tế, làm gia tăng giá trị hàng tồn kho. Công ty chưa xây dựng định mức hàng tồn kho cũng khiến việc quản lý gặp khó khăn. Công tác quản lý hàng tồn kho chưa được quan tâm đúng mức, việc kiểm kê hàng tồn kho chỉ được thực hiện định kỳ 6 tháng, trong khi đó kho nguyên liệu của công ty đặt chung với khu vực sản xuất, không có sự quản lý chặt chẽ là nguyên nhân gây thất thoát tài sản. Mặt khác, trong những năm gần đây thị trường nguyên vật liệu xây dựng có sự biến động thường xuyên, giá cả khó kiểm soát gây bất lợi cho công ty trong việc quản lý, xác định lượng hàng tồn kho phù hợp.

+ Lượng tiền mặt dự trữ chưa hợp lý

Nguyên nhân lượng dự trữ tiền mặt chưa hợp lý do công ty không áp dụng mô hình quản lý tiền mặt mà xác định lượng tiền mặt dựa vào kinh nghiệm. Người quản lý dựa vào số liệu thống kê của năm trước xây dựng kế hoạch tài chính cho từng giai đoạn trong mỗi niên độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy thuộc kế hoạch sản xuất kinh doanh, chi phí mua yếu tố đầu vào, trả nợ các khoản đến hạn phòng kế toán sẽ lên kế hoạch thu chi trong giai đoạn thường là một quý. Việc xác định lượng tiền cần sử dụng trong vòng một quý chưa thực sự phù hợp do thời gian dự trữ ngắn, không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán. Phương pháp này áp dụng trong

điều kiện tình hình sản xuất, kinh doanh tương đối ổn định và người quản lý phải có kinh nghiệm trong việc xác định lượng tiền cần thiết. Tuy nhiên, tại công ty việc quản lý tiền mặt bằng kinh nghiệm chưa đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, việc thanh toán một số khoản phải trả không theo quy trình, chưa được xét duyệt cụ thể cũng làm giảm hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty.

+ Công tác quản lý, hạch toán tài sản cố định chưa khoa học

Lĩnh vực hoạt động xây dựng cần đầu tư vào tài sản cố định lượng giá trị lớn, số lượng máy móc nhiều nên hiệu quả sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chung của công ty. Tuy nhiên, do công tác quản lý, hạch toán tài sản cố định tại công ty Nam Hải chưa khoa học nên không khai thác hết giá trị hữu ích của tài sản. Từ năm 2005 – 2008 tài sản cố định chủ yếu để phục vụ hoạt động sản xuất cửa kính khung nhôm, sang năm 2009 nhờ mở rộng vốn đầu tư công ty đầu tư vốn sang lĩnh vực đấu thầu xây dựng, máy móc được đầu tư mới. Đặc điểm của tài sản cố định tham gia vào xây dựng công trình là sự di chuyển vị trí sử dụng. Chính đặc điểm này ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khiến tài sản cố định bị hao mòn nhanh hơn do không được bảo dưỡng thường xuyên.

Do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình, vốn đầu tư quy mô nhỏ gây khó khăn trong công tác đấu thầu, công trình xây dựng nhận được không thường xuyên gây sự lãng phí cho tài sản. Một số máy móc như máy ủi, máy xúc chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, không khai thác hết khả năng sản xuất đã làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi

Trong giai đoạn 2008 – 2010, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn đã ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn, ký kết hợp đồng với khách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Năm 2008 đánh dấu cuộc khủng hoàng tài chính thế giới, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế trong nước. Hoạt động đầu tư giảm sút, chi phí sử dụng vốn nâng cao làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm 2008 – 2010 nền kinh tế trong nước lạm phát ở mức cao, chi phí thuê nhân công tăng mạnh, đặc biệt là tiền công lắp đặt, công nhân đi công trình. Giá vật liệu xây dựng cùng chi phí nhân công tăng kéo theo thành sản phẩm tăng làm giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty.

- Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều

Trong lĩnh vực xây dựng công trình cũng như hoạt động sản xuất cửa ngày càng có nhiều đối thủ tham gia thị trường. Bên cạnh những đơn vị đã có thương hiệu, nhiều doanh nghiệp tư nhân, cửa hàng nhỏ lẻ cũng tham gia cung cấp sản phẩm này. Tuy sử dụng máy móc không hiện đại, chất lượng sản phẩm có nhiều hạn chế nhưng do giá thành hợp lý nên các cửa hàng vẫn có lượng khách nhất định. Các chủ hộ kinh doanh chỉ cần đầu tư lượng vốn từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng cho máy cắt nhôm, cắt kính thủ công để sản xuất. Nắm bắt được xu hướng sử dụng cửa nhôm kính ngày càng tăng, vốn đầu tư nhỏ đã làm gia tăng nhanh đối thủ cạnh tranh.

Về chất lượng, các doanh nghiệp có kinh nghiệm, mạng lưới phân phối lớn đã mở rộng vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để cạnh tranh. Một số đơn vị còn thực hiện các chương trình khuyến mại với khách hàng như kéo dài thời gian bảo hành sản phẩm, tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng có giá trị hợp đồng lớn, mở rộng chính sách tín dụng. Những hoạt động này tác động đến đến doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu. Để tăng khả năng cạnh tranh công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải đã có những biện pháp khuyến khích về mặt tài chính đối với khách hàng, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản.

Đối với hoạt động xây dựng, công ty mới thực sự tham gia thị trường từ năm 2009, giá trị công trình thực hiện còn thấp. Nhưng trên thị trường, số lượng đơn vị có hoạt động xây dựng lớn, kết hợp với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp gây khó khăn cho công ty trong việc đấu thầu xây dựng. Mặt khác, quy mô vốn nhỏ, máy móc thiết bị không đầy đủ cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Khối lượng công trình nhận được không đáp ứng đủ khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị dẫn đến sự lãng phí sức sản xuất của tài sản cố định.

- Thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động

Khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến bất ổn về kinh tế, lạm phát gia tăng làm giá nguyên vật liệu xây dựng trong nước tăng cao. Giá thép, nhôm định hình, xi măng, xăng dầu có thời điểm tăng giá kỷ lục gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, tăng chi phí đầu vào làm giảm lợi nhuận của công ty. Giá vật liệu xây dựng tăng cao cũng giảm nhu cầu xây dựng của nền kinh tế, khách hàng thường lựa chọn những đơn vị có điều kiện thanh toán ưu đãi. Nguyên nhân này buộc doanh nghiệp mở rộng chính sách tín dụng.

- Nguồn tài trợ cho tài sản cố định của công ty còn hạn chế

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tại công ty Nam Hải, tài sản cố định cũng là yếu tố rất quan trọng, đánh giá khả năng sản xuất tuy nhiên nguồn vốn đầu tư lại không ổn định gây khó khăn trong việc đổi mới công nghệ. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã sử dụng nhiều nguồn vốn hình thành tài sản cố định như vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, hay thuê mua dưới hình thức tài sản thuê tài chính. Trên thực tế, công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn, tài sản cố định là việc làm hết sức mạo hiểm cho thấy công ty chưa thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng vốn. Để đảm bảo khả năng thanh toán nợ và thời gian hoạt động hiệu quả của tài sản cần tìm kiếm nguồn tài trợ khác để đầu tư thiết bị, máy móc.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w