Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng & Thương Mại Nam Hả

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 39 - 44)

- Giá trị hao mòn lũy kế

3.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng & Thương Mại Nam Hả

Xây Dựng & Thương Mại Nam Hải

Trong những năm qua, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, đưa ra những quyết định đầu tư, sử dụng tài sản hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được vẫn còn những hạn chế trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Những kết quả đạt được tới đâu, hạn chế ở điểm nào và nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó từ đâu, chúng ta phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty. Qua đó, đưa ra những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

3.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty là chỉ tiêu tổng hợp, phân tích khả năng quản lý, sử dụng tổng tài sản. Để nắm rõ thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản cần phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần Triệu đồng 9.611 20.978 36.638

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 959 2.870 3.397

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 8.400 16.356 25.306

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.1 1.28 1.44

Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) 0.11 0.17 0.13

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008 – 2010 của công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu thuần liên tục tăng trong ba năm, năm 2009 doanh thu thăng doanh thu thuần tăng gấp 2 lần so với năm 2008, năm 2010 tỷ lệ tăng doanh thu là 1,7 lần, chỉ tiêu này giảm nhưng số tuyệt đối vẫn tăng. Chứng tỏ mục tiêu tăng doanh thu tạo điều kiện tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty đã đạt hiệu quả.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng tăng khi doanh nghiệp có sự đổi mới, gia tăng về tài sản. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 2.870 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Một phần do năm 2009 công ty mở rộng quy mô sản xuất, một phần công ty đã có những biện pháp đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài sản. Sang năm 2010, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên 3.397 triệu đồng, tăng 1,18 lần so với năm 2009. Tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay tuy có giảm nhưng về số tuyệt đối lợi nhuận trước thuế và lãi vay vẫn tăng.

Chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sử dụng tài sản của mỗi công ty là hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tại công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2008 mỗi đồng tài sản sử dụng trong kỳ đem lại cho công ty 1,1 đồng doanh thu. Sang năm 2009, mỗi đồng tài sản sử dụng tạo ra 1,28 đồng doanh thu, mức tăng 16% so với năm trước. Năm 2010 hiệu suất sử dụng tài sản là 1,44, tăng 12,5% so với năm 2009, tăng 14,5% so với năm 2008. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản được nâng cao qua các năm cho thấy sự đầu tư đúng hướng của công ty. Tài sản đã được sử dụng đúng mục đích cũng như khai thác khả năng sản xuất của tài sản. Như vậy, có thể thấy công ty đã có những biện pháp đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài sản, tận dụng tối đa sức sản xuất của máy móc thiết bị để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Hệ số sinh lời tổng tài sản cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho doanh nghiệp. Tại công ty Nam Hải, hệ số này biến động thường xuyên qua các năm. Năm 2008, mỗi đồng tài sản đem lại 0,11 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt 11% trên tổng số tài sản đầu tư bình quân trong kỳ. Đến năm 2009, chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 0,17, nguyên nhân do lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2008 trong khi tài sản bình quân năm 2009 tăng 1,95 lần so với năm 2008, thấp hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nhưng năm 2010 hệ số sinh lợi tổng tài sản giảm xuống còn 0,13, nguyên nhân của sự thay đổi này do tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản sử dụng bình quân. Năm 2010, tổng tài sản bình quân là 25.306 triệu đồng, tăng 1,55 lần so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 1,18. Như vậy, năm 2010 hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã giảm đi đáng kể, đòi hỏi có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

3.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Quản lý tài sản ngắn hạn là một phần quan trọng trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do đó, thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cần được phân tích chi tiết, quan tâm đúng mức để kịp thời có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH tại công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu thuần Triệu đồng 9.611 20.978 36.638

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 719 2.396 2.629

TSNH bình quân trong ky Triệu đồng 3.964 8.362 12.676

Hàng tồn kho bình quân trong ky Triệu đồng 2.021 3.304 5.586

Vòng quay hàng tồn kho 4,75 6,35 6,55

Vòng quay khoản phải thu NH 19,38 7,01 6,90

Hiệu suất sử dụng TSNH 2,42 2,50 2,89

Hệ số sinh lợi TSNH 0,18 0,29 0,21

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải các năm 2008 – 2010

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của công ty. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm cho thấy khả năng sản xuất của công ty được đẩy mạnh, lượng hàng đưa vào sản xuất, bán ra nhiều làm tăng doanh thu. Cụ thể, năm 2008 vòng quay hàng tồn kho là 4,75, nhưng sang năm 2009 tăng lên 6,35 tương ứng với 33,7% chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đã có sự tiến bộ, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng, giảm được chi phí lưu kho, lưu bãi. Tiếp đến năm 2010, hệ số này là 6,55 tăng 3,1% so với năm 2009. Như vậy, năm 2010 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng không cao như năm 2009 nhưng cũng cho thấy sự cố gắng của công ty trong công tác quản lý tài sản.

Vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này cao cho thấy khả năng quản lý, thu nợ của công ty hiệu quả. Tuy nhiên, tại công ty Nam Hải chỉ tiêu này liên tục giảm qua các năm, năm 2008 do quy mô khoản phải thu ngắn hạn chỉ là 498 triệu đồng nên khả năng thu hồi nợ nhanh hơn. Sang năm 2009, doanh thu tăng cùng với chính sách tín dụng mở rộng đã tăng nhanh khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng lên 2.990 triệu đồng, gấp 5 lần so với năm 2008. Nhưng hệ số vòng quay các khoản phải thu lại giảm xuống còn 7,01, cho thấy ngoài việc mở rộng chính sách tín dụng, công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ chưa có hiệu quả cao, đòi hỏi công ty cần có các biện pháp mới đẩy mạnh công tác thu hồi vốn.

Tuy chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu ngắn hạn giảm nhưng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn vẫn tăng qua các năm. Năm 2008 chỉ tiêu này là 2,42 nhưng năm 2009 tăng lên 2,5 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,3%. Tuy tốc độ tăng không lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng cũng cho thấy sự cố gắng của công ty trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Đến năm 2010, hệ số là 2,89 tăng 15,6% so với năm 2009. Như vậy, các biện pháp nhằm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tiếp tục phát huy hiệu quả.

Chỉ tiêu hệ số sinh lợi tổng tài sản năm 2008 là 0,18, sang năm 2009 tăng lên 0,29 tương ứng với mức tăng 61% nhưng năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,21, đã giảm 27,5% so với năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2010 có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ. Do đó, lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản công ty đầu tư đã giảm. Ngoài lý do chủ quan còn do tác động suy thoái của nền kinh tế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3.2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu thuần Triệu đồng 9.611 20.978 36.638

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 719 2.396 2.629

TSDH bình quân trong ky Triệu đồng 5.644 7.994 12.630

Hiệu suất sử dụng TSDH 1,70 2,62 2,90

Hệ số sinh lợi TSDH 0,13 0,30 0,21

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải các năm 2008 – 2010

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn tại công ty Nam Hải liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 chỉ tiêu này là 1,7 nghĩa là một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn tạo ra 1,7 đồng doanh thu cho công ty. Sang năm 2009, hệ số này tăng lên 2,62 tương đương với mức tăng 54%. Đến năm 2010 hệ số này tiếp tục tăng lên 2,9, tăng 10% so với năm 2009. Như vậy, trong các năm 2008 – 2010 công ty đã có sự quan tâm lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

Chỉ tiêu hệ số sinh lợi TSDH là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đo khả năng sinh lời của tài sản dài hạn. Năm 2008, hệ số này là 0,13 nhưng sang năm 2009 tăng mạnh lên 0,3 tức là tăng 1,3 lần so với năm 2008. Năm 2010 chỉ tiêu này giảm

xuống còn 0.21, nguyên nhân là do năm 2010 tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản dài hạn bình quân. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân dẫn đến hệ số sinh lời tài sản dài hạn giảm còn do công ty chủ quan trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định.

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 39 - 44)