Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 60 - 61)

- Giá trị hao mòn lũy kế

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

4.2.1.2. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Tồn kho là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng là khối lượng hàng tồn kho được giữ là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị. Công ty giữ hàng tồn kho vì một vài chi phí thấp chuẩn bị lượng hàng trước khi giao hàng, năng lực sản xuất có hạn, lượng đặt mua lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể được khấu trừ theo số lượng mua, giảm được chi phí mua hàng.

Muốn quản lý hiệu quả hàng tồn kho khi lượng hàng tồn kho của công ty trong những năm qua rất lớn, vượt quá mức cần thiết, công ty cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng trong mọi hoạch định tồn kho là cần đặt bao nhiêu hàng cho mỗi loại nguyên vật liệu và khi nào thì tiến hành đặt hàng. Hàng tồn kho còn đến mức nào thì doanh nghiệp cần phải đặt để bổ sung, xác định mức tái đặt hàng có thể là số lượng hoặc giá trị hàng hóa. Mục tiêu của việc xác định điểm tái đặt hàng là nhằm hạn chế tối đa chi phí lưu kho và thiệt hại do thiếu hàng. Mức tái đặt hàng phụ thuộc vào ba yếu tố: thời gian chờ đợi, mức dự trữ an toàn và mức sử dụng dự kiến hàng ngày, trong đó: Thời gian chờ đợi là số ngày tính từ ngày đặt hàng cho đến khi nhận được hàng đặt, công ty dựa vào đơn đặt hàng và phiếu nhập kho để xác định khoảng thời gian này. Mức dự trữ an toàn là số lượng hoặc giá trị hàng tồn kho dự phòng cho các trường hợp hàng đặt đến trễ hoặc khi công ty sử dụng nguyên vật liệu nhiều hơn so với dự kiến. Mức sử dụng dự kiến hàng ngày là mức sử dụng bình quân của một loại nguyên vật liệu. Mức tái đặt hàng được xác định như sau:

Mức tái đặt hàng = Mức dự trữ an toàn + Mức sử dụng dự kiến hàng ngày x Thời gian chờ đợi

Việc xác định mức tái đặt hàng theo cách trên có ưu điểm dễ áp dụng, thuận lợi cho công ty trong việc xác định thời gian tái đặt hàng. Ngoài phương pháp trên công ty có thể xây dựng một số mô hình quản lý hàng tồn kho dưới đây.

Mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ

Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng, được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch. Cụ thể, nếu số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên thì số lần đặt hàng trong kỳ giảm xuống và dẫn đến chi phí đặt hàng trong kì giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng hóa tăng lên. Do đó, mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất. Muốn xác định đúng mức tồn kho tối ưu, công ty cần ghi nhận đầy đủ các chi phí liên quan đến dự trữ, lưu kho và chi phí đặt hàng. Mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ được xây dựng như sau:

Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng, khi hết hàng doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới, Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ là:

2 2 0 Q Q = +

Hình 4.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu ky, hàng tồn kho bình quân

Dự trữ trung bình Q/2

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w