Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 66 - 70)

- Giá trị hao mòn lũy kế

Q Lượng hàng cung ứng

4.2.1.3. Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt

Tiền là một trong các loại tài sản trọng yếu và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế việc xây dựng kế hoạch để quản lý một cách hiệu quả tiền mặt sẽ giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán cũng như tăng hiệu quả sử dụng đồng tiền của doanh nghiệp, đồng thời giúp ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính.

Trong thời gian qua, công tác quản lý tiền mặt của công ty còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao, gây ra lãng phí nguồn vốn. Nguyên nhân của tình trạng này là sự dư thừa lượng tiền dự trữ cần thiết, do cán bộ quản lý không xác định được mức dự trữ. Để cải thiện tình hình trên công ty nên loại bỏ việc xác định lượng tiền cần thiết dựa vào kinh nghiệm cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tiền mặt phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh tại đơn vị. Một số mô hình quản lý tiền mặt công ty có thể áp dụng như sau:

Mô hình quản lý tiền mặt EOQ

Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao.

Trên thực tế có sự giống nhau giữa mô hình quản lý tiền mặt và mô hình quản lý hàng tồn kho. Về hình thức, tiền mặt cũng giống như hàng tồn kho vì cả hai đều là nguyên vật liệu dùng trong sản xuất. William Baumol là người đầu tiên thiết lập mô hình hàng tồn kho đơn giản có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Khi công ty đang nắm giữ tiền mặt cần thiết cho việc thanh toán lương, mua đầu vào nguyên vật liệu, đầu tư mới, trả nợ,…, khi tiền mặt xuống thấp công ty sẽ bổ

sung bằng cách bán các chứng khoán. Chi phí tồn trữ chủ yếu trong trường hợp này chính là lãi suất mà công ty mất đi. Các chi phí đặt hàng chính là chi phí hành chính quản trị cho mỗi lần bán chứng khoán.

Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) như sau: M* = i xC xMn b 2 Trong đó:

M* : Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu

Mn: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm

Cb: Chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản i : Lãi suất.

Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ nắm giữ số dư bình quân tiền mặt thấp hơn và do đó làm cho doanh số bán chứng khoán nhỏ hơn nhưng với tần suất bán nhiều hơn (nghĩa là M* thấp hơn). Mặt khác, nếu giá phải trả cho mỗi lần bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp nên nắm giữ một số tiền mặt lớn hơn.

Mô hình Baumol cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Điều này lại không luôn đúng trong thực tế. Trong hoạt động của các doanh nghiệp rất hiếm khi lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và đúng dự kiến. Mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng, tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.

Mô hình Baumol giúp chúng ta hiểu được tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể. Trong khi đối với các công ty lớn, các chi phí giao dịch mua bán chứng khoán lại trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do

giữ một số lượng tiền mặt nhàn rỗi.

Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr

Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, Miller Orr đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng. Nghĩa là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Khi lượng tiền mặt ở dưới mức thấp thì công ty phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên công ty sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến. Hiện tại, lượng tiền mặt dư thừa của công ty nếu không sử dụng vào đầu tư mở rộng, mua sắm trang thiết bị mới thường chỉ lưu trữ dưới dạng tiền gửi thanh toán, ít tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc xác định đúng lượng tiền dự trữ tối ưu sẽ tạo điều kiện cho công ty xác định đúng hướng đầu tư.

Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến có ảnh hưởng lớn tới việc xác định lượng tiền dự trữ tối ưu, do vậy khi tính toán công ty cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số này. Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản là mức dao động của thu chi ngân quỹ, chi phí cố định để mua chứng khoán, và lãi suất.

- Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày thể hiện sự giao động của nhu cầu thu chi, khoảng dao động lớn hay nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tiền mặt. Sự dao động này được thể hiện ở phương sai của thu chi ngân quỹ. Phương sai của thu chi ngân quỹ là tổng các bình phương của thu chi ngân quỹ thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân. Khi đó công ty cần quy định khoảng dao động tiền mặt cao để đáp ứng được nhu cầu thanh toán. Kỹ thuật này đòi hỏi công ty cần xác định chính xác mức dao động. Muốn thực hiện được công việc này tốt đòi hỏi bộ phận kế toán phải ghi nhận, thống kê chính xác số thu chi của từng ngày, từng giai đoạn theo số thực tế phát sinh.

- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán là chi phí tối thiểu khi công ty quyết định dùng tiền mặt để mua chứng khoán. Khi chi phí này lớn công ty muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiền mặt cũng lớn.

nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.

Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian

Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:

D = 3x 3 4 3 xi xV xCb b Trong đó:

D : Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ.

Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán

Vb : Phương sai của thu chi ngân quỹ

i : Lãi suất.

Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau: Mức tiền mặt theo

thiết kế = Mức giới hạn dưới +

Khoảng dao động tiền 3

Đây là mô hình thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu. Phương sai của tiền mặt thanh toán được xác định bằng cách dựa vào số liệu thực tế của một quý trước đó để tính toán.

Việc áp dụng mô hình quản lý tiền mặt giúp công ty chủ động hơn trong công tác quản lý, sử dụng tiền. Khi lượng tiền dự trữ tối ưu được xác định có căn cứ, có tính chính xác cao sẽ giảm được sự lãng phí nguồn lực của công ty, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cũng như tài sản nói chung.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w