Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 34 - 37)

MẠI NAM HẢ

3.2.1.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

Tài sản ngắn hạn là bộ phận không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh, nó thể hiện các khoản đầu tư, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có vòng quay ngắn, biến đổi nhanh trong tổng tài sản. Do đó, khi doanh nghiệp thay đổi mục tiêu kinh doanh thì ngay lập tức có thể làm thay đổi cơ cấu tài sản cũng như thay đổi cơ cấu thành phần tài sản ngắn hạn. Khi tài sản ngắn hạn thay đổi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản.

Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, công ty TNHH ĐTXD và TM Nam Hải liên tục có sự thay đổi thành phần của tài sản ngắn hạn, tùy thuộc vào mục tiêu từng thời điểm mà cơ cấu tài sản ngắn hạn có sự thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu.

Bảng 3.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH ĐTXD và TM Nam Hải

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị tr.đồn g Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồn g Tỷ trọng % I.Tiền và các khoản tương đương tiền 1.475 35.64 2.469 19.62 896 7.02

1.Tiền 1.415 35.64 2.469 19.62 896 7.02

2.Các khoản tương đương tiền 0 0.00 0 0.00 0 0.00

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 516 12.47 5.463 43.41 5.148 40.32

1.Phải thu khách hàng 467 11.29 5.106 40.57 4.966 36.78 2.Trả trước cho người bán 49 1.18 357 2.84 182 3.54

3.Các khoản phải thu khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00

III.Hàng tồn kho 2.078 50.22 4.530 35.99 6.642 52.03

1.Nguyên liệu, vật liệu 1.519 36.72 2.945 23.40 5.126 40.15 2.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 559 13.50 1.585 12.59 1.516 11.88

IV.Tài sản ngắn hạn khác 69 1.67 124 0.99 79 0.63

1.Thuế GTGT được khấu trừ 54 1.31 74 0.59 38 0.31 2.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0 0.00 0 0.00 0 0.00

3.Tài sản ngắn hạn khác 15 0.36 50 0.40 41 0.32

Tổng tài sản ngắn hạn 4.138 100.00 12.586 100.00 12.765 100.00

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải các năm 2008 – 2010

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty TNHH ĐTXD và Thương Mại Nam Hải đã phân tích ở trên, tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2008 tỷ lệ hàng tồn kho chiếm 50.22%, sang năm 2009 mức hàng tồn kho giảm xuống còn 35.99% nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 52.03%. Sở dĩ công ty có mức tồn kho lớn một phần do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nói chung, một mặt do đặc điểm riêng của công ty. Đầu vào sản xuất cửa của công ty Nam Hải chủ yếu là nhôm thanh định hình, kính dán an toàn, kính cường lực. Nguyên liệu kính an toàn, kính cường lực được nhập mua ngay tại Hà Nội nhưng nhôm thanh định hình công ty đặt mua tại Bình Dương, thời gian vận chuyển xa nên ảnh hưởng tới mức dự trữ nguyên liệu của công ty. Để hoàn thành một đơn đặt hàng nhôm thanh định hình cần thời gian từ 12 – 15 ngày để vận chuyển ra Hà Nội, tiếp theo công ty phải vận chuyển đi sơn tĩnh điện trên nhôm, sau đó đưa vào sản xuất cửa, vách kính,…Tổng thời gian để có nguyên liệu đầu vào khoảng 20 ngày. Vấn đề này ảnh hưởng tới mức dự trữ, tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho và hiệu quả sử dụng tài sản. Để đảm bảo chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm hợp lý công ty cần

xác định mức tồn kho tối ưu nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả.

Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2008 lỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 35.64% trong tổng tài sản ngắn hạn nhưng sang năm 2009 giảm xuống mức 19.62%, đến năm 2010 giảm mạnh xuống còn 7.02%. Năm 2008 lượng tiền là 1.475 triệu đồng, được dự trữ chủ yếu tại tài khoản thanh toán của công ty tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Năm 2009 lượng tiền tuyệt đối tăng gần hai lần nhưng tỷ trọng vẫn giảm mạnh, nguyên nhân là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng ba lần so với năm trước khi công ty tăng vốn điều lệ. Lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên trong khi lượng tiền mặt tại két giảm, đây là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp khi các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Tỷ lệ này trở lên bất thường khi chính lượng tiền tuyệt đối năm 2010 cũng giảm mạnh từ 2.469 triệu đồng năm 2009 xuống còn 896 triệu đồng do lượng tiền đã chuyển thành hàng tồn kho của công ty. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn trong những năm tiếp theo sẽ gây khó khăn cho công ty trong quá trình thanh toán. Như vậy, trong các năm 2008 – 2010 lượng tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty có sự biến động liên tục. Nó cho thấy khả năng quản lý, điều hành còn nhiều tồn tại cần khắc phục khi doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thành phần tiếp theo trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn, chỉ tiêu này có xu hướng biến động khác nhau qua các năm. Năm 2008, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn là 12.47%, năm 2009 tỷ lệ này tăng mạnh lên 43.41% chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2010, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ xuống còn 40.32%, giảm số tuyệt đối từ 5.463 triệu đồng xuống 5.148 triệu đồng. Từ năm 2009 quy mô sản xuất của công ty được mở rộng nên quy mô các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên, mặt khác do chính sách tín dụng đối với khách hàng được đẩy mạnh để tạo khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành và tăng doanh thu cho công ty. Năm 2010 khoản phải thu giảm do công ty đã có những biện pháp hợp lý trong quản lý, thu hồi công nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản

ngắn hạn của công ty. Do đó, để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, không gặp rủi ro trong quá trình thu hồi nợ công ty cần đưa ra các biện pháp thu nợ kịp thời và vẫn tăng được doanh thu.

Tài sản ngắn hạn khác trong công ty luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên sự thay đổi không gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w