Nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 70 - 72)

- Giá trị hao mòn lũy kế

4.2.2.1.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ

Q Lượng hàng cung ứng

4.2.2.1.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ

Tài sản cố định luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi công ty, đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất, vai trò đó thể hiện

qua tỷ trọng tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản. Tại công ty TNHH ĐTXD & TM Nam Hải tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, quyết định năng lực sản xuất của công ty. Do đó, việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản cố định sẽ góp phần quan trọng trong để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Công tác quản lý tài sản cố định bao gồm việc thiết lập thẻ tài sản, lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, chế độ bảo dưỡng, kiểm kê tài sản, công tác quản lý người sử dụng tài sản và một số công việc khác. Để đảm bảo về mặt số lượng tài sản cố định, khi mua về phòng kế toán cần xây dựng thẻ tài sản cho máy móc, thiết bị đó. Thẻ tài sản cần ghi đầy đủ các nội dung như ngày mua, giá trị, xuất xứ, công suất, bộ phận sử dụng tài sản,…, để thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra. Công tác tiếp theo là lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản, phương pháp khấu hao phải phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo đúng chế độ, chính sách do nhà nước quy định. Phương pháp khấu hao hợp lý đảm bảo khi năng lực sản xuất của máy móc suy giảm mạnh thì giá trị khấu hao vừa hết, không để tình trạng giá trị khấu hao chưa đủ, máy móc đã không còn khả năng sản xuất. Phương pháp khấu hao phải tính đến sự hao mòn vô hình do sự lỗi thời của tài sản, từ đó tận dụng tối đa thời gian sử dụng hiệu quả của tài sản, giảm thiểu hao mòn vô hình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tài sản, công ty cần xây dựng chế độ bảo dưỡng, kiểm kê định kỳ. Việc bảo dưỡng nên được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao năng lực sản xuất và kéo dài tuổi thọ của tài sản. Công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất thường do công nhân trực tiếp thực hiện, do vậy cần đề cao trách nhiệm sử dụng, quản lý tài sản của bộ phận này. Định kỳ 6 tháng, cán bộ tài chính cần kết hợp với nhân viên kỹ thuật đi kiểm kê tài sản, đồng thời đánh giá lại giá trị sử dụng, giá trị thực của tài sản để đưa ra biện pháp kỹ thuật kịp thời cũng như ghi nhận đúng giá trị tài sản. Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty cũng cần giáo dục ý thức, trách nhiệm của người sử dụng, có ý thức tự bảo quản công cụ lao động của mình.

Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới tài sản, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, giảm thiểu được chi phí, thiệt hại về mặt kinh tế do máy móc gây ra.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại nam hải (Trang 70 - 72)