[12] 平林周祐, 浜由美子, “敬語”, 荒竹出版, 1988.
[14] 文化庁, “待遇表現”, 大蔵省印刷局, 1998 [15] 国立国語研究所, “敬語教育の基本問題”(上), 大蔵省印刷局, 1998 [16] 金子広幸, “日本語敬語”,トレーニング, アルク, 2007. [17] 小川誉子美, 前田直子, “敬語を中心とした対人関係の表現”, スリーエー ネットワーク, 2003. [18] 四田龍雄編, “言語学を学ぶ人のために”, 世界思想社, 1986. [19] 玉村文郎, “日本語学を学ぶ人のために”, 世界思想社, 2006. Tài liệu Từ Internet [20]http://www.taybacuniversity.edu.vn/elib/Van%20hoc/Cac%20bieu%20hien%20 cua%20lich%20su%20chuan%20muc%20trong%20xung%20ho%20(TS.%20Vu%2 0Tien%20Dung).pdf
(Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong xưng hô (TS. Vũ Tiến Dũng), ngày 10/04/2009)
[21] http://blog.360.yahoo.com/blog-q5NXAyUidKgryoq7ew1pfQwF?p=23-bài (Tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ, 10/04/2009)
[22] http://my.opera.com/meomeoconmeo/blog/b-ng-tngo-i-l (Quy tắc và phân loại kính ngữ, 11/04/2009) [23]http://www5.airnet.ne.jp/tomy/knowhow/sonkei.htm (尊敬語使い方、14/04/09) [24] http://oshiete1.watch.impress.co.jp/qa2694164.html (謙譲語と尊敬語の使い方が分からない、14/04/09) [25] http://222.151.247.58/column/column4.html (敬語って、難しい、14/04/09) [26]http://detail.chiebukuro.yahoo.co.jp/qa/question_detail/q1014173675?fr=rcmd_ chie_detail (謙譲語の定義、14/04/09)
[27]http://home.alc.co.jp/db/owa/jpn_npa?stage=2&sn=53 (いたすはするの謙譲語)
http://park2.wakwak.com/~lion/benkyou/kotoba-tukaiwake.htm [28]http://park2.wakwak.com/~lion/benkyou/kotoba-tukaiwake.htm (尊敬語と謙譲語、24/04/2009)
PHỤ LỤC
BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ KÍNH NGỮ
TRONG TIẾNG NHẬT
1 Theo bạn, giáo trình giảng dạy về kính ngữ hiện nay như thế nào?
a. Giáo trình phong phú với nhiều trường hợp sử dụng kính ngữ trong thực tế và nhiều mẫu đối thoại luyện tập
b. Giáo trình còn hạn chế, nội dung sơ sài, mơ hồ khiến người học vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng kính ngữ
c. Có phần phụ lục về văn hóa ứng xử trong giao tiếp, do đó giúp người học dễ hiểu đồng thời phân biệt được từng trường hợp sử dụng
d. Không có phần phụ lục về văn hóa ứng xử, đặc trưng văn hóa trong giao tiếp 2 Theo bạn, cách giảng dạy của giáo viên về kính ngữ như thế nào?
a. Hay, dễ hiểu, sinh động, giáo viên đã đưa ra một số tình huống giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau để sinh viên luyện tập
b. Giáo viên còn dạy “một chiều”, chưa lấy sinh viên làm trung tâm, chưa tạo ra những tình huống giao tiếp và các ngữ cảnh luyện tập
c. Trong giờ dạy, giáo viên chỉ dạy những nội dung trong sách giáo khoa, chưa bổ sung những bài dạy thêm về văn hóa xưng hô, văn hóa giao tiếp của hai quốc gia, do đó sinh viên chưa nhận ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách nói kính ngữ của hai ngôn ngữ.
3 Theo bạn, cách học kính ngữ của sinh viên hiện nay như thế nào?
a. Thụđộng, chỉ dựa vào sách giáo khoa, không chủđộng tìm tài liệu tham khảo cũng như thực hành luyện tập
b. Chủ động tự luyện tập và đàm thoại với bạn bè, thầy cô, học thêm ở trung tâm tiếng Nhật, tìm thông tin tài liệu trên internet, tra cứu sách vở về kính ngữ và văn hóa giao tiếp của Việt Nam và Nhật Bản
c. Giáo viên dạy như thế nào thì học như vậy, không bổ sung thêm kiến thức bên ngoài
d. Cả a và c
4 Những nguyên nhân khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc học kính ngữ là gì?
a. Giáo trình quá ít, tài liệu tham khảo không có, nội dung trình bày trong giáo trình không đầy đủ, mơ hồ, không có nhiều ví dụ luyện tập, không có phụ lục về văn hóa xưng hô trong giao tiếp
b. Cách dạy của giáo viên chưa tạo ra sự hứng thú trong học tập đồng thời tạo cảm giác nhàm chán cho sinh viên
c. Ý thức học tập của sinh viên không tốt, không mạnh dạn luyện tập, không chủđộng tìm kiếm tài liệu tham khảo
d. Cả a, b và c
5 Những khó khăn của sinh viên khi sử dụng kính ngữ chưa thành thạo, lưu loát là gì?
a. Chưa hiểu văn hóa giao tiếp cũng như các trường hợp sử dụng kính ngữ trong những hoàn cảnh và đối tượng cụ thể nên khi giao tiếp vẫn còn lúng túng và sử dụng nhầm lẫn
b. Rụt rè, nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp vì sợ sử dụng sai ngoài ra còn vì tính cách ngại giao tiếp, sợ nói trước đám đông của người Việt Nam
c. Năng lực nghe hiểu còn hạn chế nên trong quá trình giao tiếp còn lúng túng, không hiểu rõ vấn đề
d. Cả a và b
6 Những biện pháp hỗ trợ sinh viên học và thực hành cách sử dụng kính ngữ hiệu quả của trường bạn đang học là gì?
a. Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại trường để sinh viên có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với người Nhật đồng thời hiểu biết thêm về văn hóa của hai quốc gia
b. Hỗ trợ sinh viên tham gia và lao động thực tế tại các công ty Nhật Bản trong các khu công nghiệp để sinh viên có cơ hội sử dụng kính ngữ cũng như hiểu biết thêm về văn hóa công ty
c. Không tổ chức các hoạt động giao lưu học tập cũng như không hỗ trợ sinh viên lao động thực tế tại công ty
d. Cả a và b
7 Theo bạn, tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) có ảnh hưởng như thế nào đối với việc học ngoại ngữ (tiếng Nhật)? (đặc biệt là cách nói kính ngữ)
a. Không tìm được những đại từ xưng hô và cách nói kính ngữ tương đương trong tiếng Việt khi muốn dịch sang tiếng Nhật trong từng cách sử dụng cụ thể vì văn hóa giao tiếp và ý nghĩa từ vựng của hai quốc gia khác nhau
b. Tiếng Việt không có những hình thức chia động từ và trợ từ kính ngữ khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng động từ kính ngữ trong tiếng Nhật c. Trong tiếng Việt khi xưng hô ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai có sự thay đổi
linh hoạt về đại từ xưng hô (như tôi, em, con, cháu…bác, cô, chú….), trong khi đó tiếng Nhật lại không có hình thức thay đổi này
8 Văn hóa giao tiếp và thói quen trong xưng hô có ảnh hưởng như thế nào
đối với việc học và sử dụng kính ngữ nói riêng và việc học ngoại ngữ nói chung?
a. Có ảnh hưởng tích cực vì trong văn hóa có sự tương đồng nên dễ nhận biết và dễ áp dụng đồng thời thói quen trong xưng hô cũng giúp người sử dụng tự tin khi giao tiếp
b. Có ảnh hưởng tiêu cực vì trong văn hóa có sự khác biệt nên dễ tạo ra những cú sốc văn hóa và những sự hiểu lầm văn hóa. Mặt khác thói quen trong xưng hô của từng ngôn ngữ vì có sự khác biệt nên khiến người học khó xác định đúng các đại từ xưng hô trong các ngữ cảnh cụ thể
9 Bạn nghĩ như thế nào về mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và văn hóa?
a. Văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện thể hiện, phản ánh văn hóa. Văn hóa là chủ thể tác động đến quá trình tiếp thu ngôn ngữ
b. Văn hóa và ngôn ngữ tồn tại độc lập, song song với nhau, không có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
c. Chỉ có văn hóa mới tác động, ảnh hưởng đến ngôn ngữ còn ngôn ngữ thì không ảnh hưởng đến văn hóa
Sự tương đồng về mặt ý nghĩa trong cách nói kính ngữ có ảnh hưởng như thế nào đối với việc học và sử dụng kính ngữ?
a. Có ảnh hưởng tích cực vì giúp người học nhận ra những điểm giống nhau nên có cách sử dụng đúng
b. Có ảnh hưởng tiêu cực vì chính những điểm giống nhau đã làm cho người học ngộ nhận và không xác định được những điểm khác nhau